Trong khuôn khổ Chương trình Ngày hội văn hóa “Vững bước vào kỷ nguyên mới” diễn ra tối 15/3 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, họa sĩ Văn Thao cùng con trai và cháu nội - ba thế hệ trong gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã cùng nhau hát Quốc ca, hòa giọng với 15.000 người trong niềm tự hào, xúc động.
“ Tài năng Văn Cao hiện rõ trong thơ, nhạc, họa nhưng so với nhạc và họa, thơ là lãnh địa thể hiện rõ nhất bản ngã Văn Cao ”. Đó là nhận định của PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết “Tư tưởng là cốt tủy của thi ca” khi ông phân tích và cảm một cách sâu sắc để thấu hiểu tư tưởng mà Văn Cao gửi gắm vào thơ.
Tuy học nhạc phương Tây nhưng Văn Cao ít chịu ảnh hưởng của âm nhạc lãng mạn Pháp mà hướng giai điệu các bài hát của mình gần với âm nhạc dân tộc, màu sắc ngũ cung… PGS, TS Đỗ Hồng Quân đã nhận định như vậy trong bài viết “Từ Buồn tàn thu đến Mùa xuân đầu tiên: Cuộc hành trình của một tài năng lớn”.
Sáng 8/11, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (15/11/1923-15/11/2023).
Sáng 8/11, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (15/11/1923-15/11/2023).
Từ khi còn rất trẻ, nhà thơ Thanh Thảo đã cùng với hai nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo được nhạc sĩ Văn Cao mời biên tập bản thảo thơ của ông. Những kỷ niệm về người bạn thơ vong niên và người anh lớn Văn Cao, cùng những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác được nhà thơ Thanh Thảo kể lại trong bài viết "Văn Cao trong tôi".
Những bìa sách, tranh minh họa trên các báo do nhạc sĩ Văn Cao chính tay vẽ, những câu chuyện, những hồi ức về nhạc sĩ Văn Cao… tất cả sẽ được “kể lại” trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, dự kiến diễn ra vào các ngày 6 và 8/11.
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở thôn 2 làng cổ Bát Tràng, căn nhà của cụ Vương Văn Tịch từng được chọn làm cơ sở bí mật cho nhà in Phan Chu Trinh. Đây là nơi mà nhạc sĩ Văn Cao đã tự tay in bài hát Tiến quân ca trên trang Văn nghệ của tờ báo Độc Lập vào tháng 11/1944.
Mỗi độ thu về, đồng bào các dân tộc “Châu xưa” huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) ngày nay lại vui mừng háo nức mở hội kỷ niệm Ngày khởi nghĩa Bắc Sơn, cùng nhau tưởng nhớ, tự hào về những ngày tháng oanh liệt: “Ai về Châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng; còn vang khe núi tiếng quân oai hùng... (ca khúc “Bắc Sơn” của nhạc sĩ Văn Cao).
"Đàn chim Việt" - Chương trình nghệ thuật quy mô lớn về Văn Cao, nhạc sĩ tài hoa của dân tộc diễn ra tối 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc cho người nghe.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt” kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nhạc sĩ Văn Cao, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023) - tác giả của Quốc ca Việt Nam cùng hàng trăm tác phẩm giá trị khác, một chương trình nghệ thuật đặc biệt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình mang tên “Đàn chim Việt”, diễn ra lúc 20 giờ ngày 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.