Suốt chiều dài 254 km bờ biển của tỉnh Cà Mau có hàng trăm sông, rạch ăn thông ra biển. Theo con nước lớn, nước ròng, nguồn lợi tôm, cá từ biển len lỏi vào sông, rồi từ sông ra biển. Quy luật tự nhiên ấy giúp sản vật vùng sông nước Cà Mau thêm trù phú.
Khi nói đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia luôn đề cập đến khu vực sông Đầm. Bởi nơi đây, có hệ sinh thái độc đáo với thảm thực vật và hệ động vật đa dạng, tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ, cuốn hút du khách...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, điều chỉnh giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2024-2029 với số lượng là 29.552 giấy phép, trong đó có 27.132 giấy phép cho tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, 2.420 giấy phép cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Nhờ việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ thủy sinh, số lượng phương tiện đánh bắt thủy sản ven bờ ở Thanh Hóa giảm dần, tăng phương tiện khai thác thủy sản xa bờ gắn với cơ cấu lại đội tàu, ngư trường cấp phép khai thác.
Hằng năm, cứ vào ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), cư dân chung quanh vùng lòng hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình (Yên Bái) lại ra quân thả các loại cá bổ sung nguồn lợi thủy sản vào lòng hồ.
Sáng 10/9, tại bến phà Vàm Cống (bến cũ, thuộc phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp UBND thành phố Cần Thơ, UBND tỉnh Đồng Tháp, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang và Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang tổ chức thả hơn 500 nghìn con cá giống các loại xuống sông Hậu; trong đó có nhiều loài thủy sản bản địa quý hiếm về với thiên nhiên.