Quang cảnh phiên họp của Quốc hội ngày 21/5 tại Hội trường Diên Hồng.

[Ảnh] Quốc hội thảo luận về Luật Đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo: Luật Đường bộ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Đây là 2 dự án luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp này.
Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Theo đại biểu Quốc hội, nội dung liên quan đấu giá tài sản đối với một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự... cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ trong luật để bảo đảm tính khả thi khi triển khai trên thực tế.
Quang cảnh hội nghị.

Tăng cường chống tiêu cực trong đấu giá tài sản

Ngày 24/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo Luật Thủ đô; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản. Đây là các dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Ngăn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ cọc, gây lũng đoạn thị trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, số tiền đặt trước có thể thấp nhằm thu hút nhiều người tham gia đấu giá, song số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ là lớn sẽ ngăn chặn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ tiền đặt trước, gây lũng đoạn thị trường.
Việc sửa đổi Luật Đấu giá tài sản sẽ giúp giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật về đấu giá.

Cần nghiên cứu kỹ và hoàn thiện Luật Đấu giá tài sản

Sau hơn 5 năm triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản năm 2017, đến nay văn bản luật này đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý về đấu giá tài sản. Từ đó giúp giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật đã phát sinh một số vấn đề mới cần được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tiễn.