Khu vực trung tâm thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng.

Lâm Đồng hướng đến chuyển đổi xanh bền vững

Quy hoạch tỉnh Lâm Ðồng xác định, đến năm 2030, tỉnh phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lấy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá; phấn đấu đến năm 2050 đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
Những chủ nhân tương lai của huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Ðồng).

Là một phần máu thịt của Thủ đô

Từ điểm cao nhất của thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Ðồng) - thủ phủ kinh tế mới của người Hà Nội xưa, tôi ngắm trọn cả bình nguyên bên dưới với xanh tươi vườn cây, ấm áp những nếp nhà, những nhà máy, những con đường uốn lượn. Ngắm quang cảnh ấy, có ai ngờ, gần 50 năm trước, đây là vùng rừng núi hoang vu đầy thú dữ và dấu giày Fulro. Còn giờ đây là huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Ðồng) trù phú. Huyện Lâm Hà ra đời như một mối lương duyên tuyệt vời giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Lâm Ðồng…
Dây chuyền phân loại, tuyển chọn hoa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Dalat Hasfarm, thành phố Ðà Lạt.

Số hóa nghề trồng hoa ở Lâm Đồng

Nghề trồng hoa được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của nền nông nghiệp Lâm Ðồng. Thương hiệu "Hoa Ðà Lạt" là sản phẩm kinh tế hàng hóa có giá trị ngày càng cao trên thị trường. Trong chiến lược phát triển nghề trồng hoa đến năm 2030, tỉnh Lâm Ðồng đặt mục tiêu xây dựng Ðà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Ðông Nam Á.
Ðồng chí Trần Ðức Quận (đứng giữa) thăm một mô hình sản xuất tại địa phương.

Xây dựng Lâm Đồng trở thành động lực tăng trưởng của vùng và cả nước

Nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, trong bối cảnh chung của cả nước và tỉnh có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức; song, với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Lâm Ðồng đã triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân, đồng chí TRẦN ÐỨC QUẬN, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh Lâm Ðồng đã thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu đưa Lâm Ðồng trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2025; là động lực, cực tăng trưởng của Tây Nguyên và cả nước.
Lễ hội Sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh.

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Ðể phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, xây dựng định hướng phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao. Ðây là mục tiêu lớn đặt ra yêu cầu cấp bách cho các địa phương phát triển hiệu quả ngành hàng này, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới…
Lãnh đạo tỉnh Lâm Ðồng thăm nông trại của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Sunfood Ðà Lạt.

Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Lâm Ðồng có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp. Cùng với lợi thế so sánh, những năm gần đây, nắm bắt xu thế chuyển đổi số trong nông nghiệp, địa phương từng bước có những tiếp cận phù hợp, tạo đột phá để đưa nền nông nghiệp phát triển nhanh, hiện đại và bền vững.