Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố: sản xuất công nghiệp tháng 02/2025 của cả nước ước tính giảm 2,2% so với tháng trước; tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, hai tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xác định năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá của cả nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chủ động thực hiện chủ đề công tác năm; Ba quyết tâm chính trị, quyết liệt triển khai bảy nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh; thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Đến hết quý II năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh thực hiện giải ngân được 1.553 tỷ đồng (bao gồm cả vốn kéo dài), đạt tỷ lệ 26,8% so với số vốn phân bổ chi tiết của ba cấp ngân sách, đạt 17% so với kế hoạch vốn Chính phủ giao, thấp so với tỷ lệ giải ngân theo cam kết là 36% của các chủ đầu tư.
Trong năm tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế Bình Dương đạt kết quả tích cực với nhiều chỉ số chủ yếu tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2023. Với hạ tầng được chú trọng đầu tư đồng bộ, các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương thu hút hơn 525 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ trong năm tháng.
Sáng 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 nhằm đánh giá, phân tích tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; bàn các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4, sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so tháng trước và tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%; ngành khai khoáng giảm 4,6%.
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, tăng trưởng GRDP của thành phố năm 2023 ước đạt 10,34%, nằm trong tốp đầu của cả nước về phát triển kinh tế-xã hội và duy trì chín năm liên tục ở mức hai con số.
5 năm qua, thành phố Hà Nội đã công nhận 196 sản phẩm của 132 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực. Trước tình hình kinh tế nhiều khó khăn, thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ để sản phẩm công nghiệp chủ lực phát huy thế mạnh của mình.
Sáu tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội chỉ tăng 2,3%, trong khi mục tiêu kế hoạch năm nay là từ 7,5 đến 8%. Điều này đặt ra nhiệm vụ và thách thức lớn với ngành công nghiệp trong những tháng cuối năm để có thể đạt được mức tăng trưởng đã đề ra.
Theo báo cáo mới được Tổng cục Thống kê công bố, GDP quý I ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023.