Người dân, học sinh cùng lực lượng chức năng tham gia dọn sạch bãi biển trên đảo Cô Tô. (Ảnh QUANG THỌ)

Giữ đảo mãi xanh

Khi tới đảo, ai cũng nghĩ tới màu xanh của biển cả, màu xanh của cây rừng, nhưng giờ đây sẽ thấy được cả màu xanh của không gian sống. Đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng để mang lại màu xanh ấy. Chuyện không chỉ đơn giản là phát động trồng thêm cây, thu gom rác tự phát nữa mà từ những chính sách của chính quyền địa phương, cùng hành động của người dân để từng ngày mang lại nhiều màu xanh cho những hòn đảo...
Nhân viên của Viettel khôi phục mạng di động sau cơn bão số 3.

Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối di động vùng biển đảo bị ảnh hưởng của bão số 3

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, ngày 17/9, Viettel đã khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Người dân Cô Tô tham gia thu gom rác làm sạch bãi biển.

Du lịch xanh ở Cô Tô

Với mục tiêu năm 2025 trở thành khu du lịch biển đảo, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) tập trung phát triển du lịch theo hướng phát triển xanh, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Những năm qua, Cô Tô đã cho thấy sự đúng hướng trong tầm nhìn và những hành động cụ thể nhằm đặt nền móng bền vững cho sự phát triển để trở thành một trọng điểm du lịch trong quần thể Cát Bà-Hạ Long-Vân Đồn-Cô Tô-Móng Cái.
Lãnh đạo Vùng 3 Hải quân trao quà tặng là phao áo cá nhân, phao tròn cho các ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Xuân trên huyện đảo anh hùng ấm áp tình quân dân

Với quyết tâm “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, những ngày cuối tháng 1 vừa qua, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức chuyến đi thường niên để thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và các đơn vị lực lượng vũ trang đang công tác, sinh sống trên hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn-2024.
Du khách quét mã QR tiếp cận thông tin về du lịch trên đảo Cô Tô.

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch ở Cô Tô

Những năm trở lại đây, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) luôn xác định việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Theo đó, huyện đã tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là hiệu quả từ việc chuyển đổi số, tạo nên các bước đột phá và mang lại cơ hội để du lịch Cô Tô phát triển nhanh và bền vững.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông. (Ảnh: THIÊN VƯƠNG)

Đổi thay ở huyện đảo Tân Phú Đông

Tân Phú Đông là huyện đảo của tỉnh Tiền Giang. Trước đây, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu… Nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, huyện Tân Phú Đông hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới.
Một góc huyện đảo Lý Sơn.

Quyết tâm phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển-đảo

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển-đảo. Và từ nhiều năm qua, sự đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực của chính quyền địa phương đã đưa huyện đảo Lý Sơn phát triển mạnh mẽ.