“Năm lớp 5, tôi mất cha. Lớp 6, mẹ tôi cũng qua đời. Mồ côi cha mẹ từ tấm bé, tôi thấm thía nỗi cô đơn, buồn tủi và nhọc nhằn của hàng nghìn em nhỏ mất cha mẹ sau đại dịch Covid-19”, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập báo Thanh Niên, lặng người, thương cảm trước thông tin khoảng 2.000 em nhỏ đang sống đủ đầy, hạnh phúc, bỗng trở nên bơ vơ trên cõi đời này sau khi đại dịch Covid-19 càn quét TP Hồ Chí Minh.
Chương trình Phát triển Cộng đồng xã Yên Thắng thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa được Quỹ Xã hội và Cộng đồng SCF phát động nhằm nỗ lực giúp đỡ người dân địa phương vượt qua những khó khăn và phát triển bền vững trong tương lai.
Trong Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng diễn ra ngày 22/11, sau khi nghe đại diện dự án "Hạnh phúc cho em" trình bày, ca sĩ Hà Anh Tuấn đã quyết định ủng hộ 400 triệu đồng.
Ngày 22/11, tại nhà Thái Học của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra hoạt động chấm vòng chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo".
32 dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 đang được Ban giám khảo đánh giá từng hạng mục; đồng thời quyết định dự án xuất sắc nhất để trao giải thưởng đặc biệt của Human Act Prize 2024.
Tiếp nối thành công của mùa đầu tiên, Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 thu hút hàng trăm hồ sơ tham gia, nhằm tìm kiếm những nỗ lực vì cộng đồng, xây dựng một xã hội nhân ái và một tương lai bền vững.
Triển lãm trưng bày 40 dự án tham gia mùa giải Human Act Prize năm nay, đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi dự án đều có một câu chuyện riêng, nhưng tựu trung lại đều là những nỗ lực đáng trân trọng, những sáng kiến đáng học hỏi, những mô hình đáng được nhân rộng để hoạt động vì cộng đồng tại Việt Nam được kiến tạo vì mục tiêu lan tỏa và bền vững hơn.
Sáng nay 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) bắt đầu diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”. Đây là sự kiện ý nghĩa, tiếp nối thành công của mùa đầu tiên, nhằm tìm kiếm và tôn vinh những nỗ lực vì cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sự lan tỏa của các sáng kiến tiêu biểu, kết nối những cá nhân và tổ chức cùng chung mục tiêu, góp phần xây dựng một xã hội nhân ái và một tương lai bền vững.
Đi học là việc tưởng chừng như bình thường, nhưng đó vẫn là ước mơ khó đạt được của nhiều em nhỏ. Theo số liệu từ UNICEF năm 2022 tại Việt Nam, chỉ có 13% trẻ em thuộc nhóm nghèo nhất hoàn thành cấp Trung học phổ thông.
Từng có tuổi thơ không êm ấp khi vắng bóng cha, một mình mẹ phải làm thuê, làm mướn để nuôi ba người con ăn học, trong ký ức của Phan Thị Yến Ngọc, chỉ có học tập là con đường duy nhất để thoát nghèo, thoát khỏi cảnh cơ hàn tăm tối.
Sinh ra trong gia đình đặc biệt khó khăn ở tỉnh Điện Biên, em Hờ Thị Giàng, sinh năm 2004, đã nỗ lực không ngừng để vượt qua nghịch cảnh, vươn tới ước mơ trở thành bác sĩ. Nhưng con đường đó không dễ dàng, khi gánh nặng học phí đại học khiến em phải trăn trở về tương lai. May mắn, ước mơ ấy đã được thắp sáng nhờ sự hỗ trợ từ Quỹ học bổng Thắp sáng niềm tin, mở ra cánh cửa đến giảng đường đại học để Giàng tiếp tục chinh phục ước mơ của mình.
Đứng dậy sau thiên tai nghiêm trọng vào năm 2020, một dự án đầy tính nhân văn và bền vững đã được ra đời tại Quảng Trị. Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" (Xây vườn thành rừng) do Công ty TNHH Pun Coffee triển khai không chỉ giúp nông dân nơi đây vượt qua khó khăn, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng đồng bào thiểu số Vân Kiều.
Thành lập từ năm 2018, Quỹ Trăng xanh của Tập đoàn Bách Việt đem đến những hy vọng cho trẻ em nghèo, thiệt thòi cùng cơ hội học tập, vươn lên xây dựng tương lai. Với thông điệp “Khát vọng cánh bướm lan tỏa”, Quỹ Trăng Xanh không chỉ giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn, mà còn góp phần lan tỏa việc trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
Cặm cụi làm xong bài tập về nhà, Toàn tranh thủ bắc nồi cơm lên bếp rồi loay hoay ra vườn tưới rau. Không may mắn như bao bạn bè đồng trang lứa, cuộc sống của em chịu nhiều thiệt thòi. Cha mẹ ly hôn từ bé. Gia đình bên nội cũng chẳng liên lạc. Mẹ em lại quyết định tiến thêm bước nữa. Nơi dựa duy nhất của Toàn lúc này là bà ngoại. Đáng buồn thay, bà em mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Hoàn cảnh của hai bà cháu vốn đã neo đơn nay lại càng thêm nhọc nhằn.
Dự án “Tủ sách nuôi em” ra đời vào đầu năm 2023 không chỉ nhờ những trăn trở về giáo dục vùng cao mà còn mang dấu ấn của người sáng lập, anh Hoàng Hoa Trung. Với tinh thần nhiệt huyết và trái tim dành trọn cho cộng đồng, anh Trung cùng những người bạn đã tạo nên một hành trình thiện nguyện bền vững từ “Nuôi em” đến “Tủ sách nuôi em", với mục tiêu sâu xa là cải thiện đời sống của các em nhỏ ở vùng núi, không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần và tri thức.
Từ sự trăn trở với tình trạng âm nhạc, nhạc cụ truyền thống đang bị quên lãng dần theo năm tháng trong giới trẻ, Câu lạc bộ Cầm Ca của các học sinh của Trường chuyên THPT Hà Nội-Amsterdam thành lập với mục đích đưa âm nhạc dân tộc đến với mọi người. Cho đến nay, Câu lạc bộ đã thu hút được hàng trăm bạn trẻ tham gia và có sức lan tỏa ngày càng lớn.
Những ngày đầu tháng 10/2024, người dân bản Háng Cơ Bua, huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) phấn khởi đón tin vui khi công trình cấp nước sinh hoạt mới chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sạch của 72 hộ gia đình với hơn 350 nhân khẩu nơi đây.
Mỗi mùa hè đến, câu lạc bộ tình nguyện HOPE TP Hồ Chí Minh lại lên đường về những bản làng xa xôi. Tại đây, các em nhỏ người dân tộc thiểu số đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, mơ ước có một môi trường học tập tốt hơn. Dự án "Trường Em" ra đời từ niềm tin rằng giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai, và mỗi đứa trẻ, dù ở bất cứ đâu, đều xứng đáng có một nơi học tập an toàn, sạch sẽ.
Điều kiện đào tạo học sinh tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn là một vấn đề nan giải. Thấu hiểu tầm quan trọng của giáo dục và thu hẹp khoảng cách tri thức giữa các vùng miền, dự án “Thêm con chữ, bớt đói nghèo” đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai nhằm hướng tới xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và các cộng sự ở Ơ Kìa Hà Nội film production đã bắt tay vào xây dựng dự án bảo tổn và phục chế phim truyện nhựa của Hãng phim truyện Việt Nam bị hủy hoại do không được quan tâm bảo quản đúng tiêu chuẩn. Dự án không chỉ góp phần gìn giữ những di sản bằng hình ảnh cho các thế hệ sau này, mà còn góp thêm tiếng nói vào việc coi điện ảnh là di sản văn hóa cần được bảo vệ, phát triển.
Một đứa trẻ lành lặn chào đời là một phép mầu, nhưng một đứa trẻ khiếm khuyết được chữa lành còn hơn cả một điều kỳ diệu. Đây là động lực để Quỹ Nâng bước tuổi thơ triển khai chiến dịch gây quỹ từ thiện “Cánh diều hy vọng 2024” nhằm huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức, để gây quỹ chữa trị y tế cho hơn 50 bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn trên khắp Việt Nam.
Dự án "Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon tại Mahaxay" nhằm giải quyết tình trạng suy thoái rừng và biến đổi khí hậu tác động đến cộng đồng nông nghiệp tại Mahaxay, Lào.
Ngày 23/9, tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Báo Nhân Dân đã công bố Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize mùa thứ hai - 2024. Giải thưởng năm nay với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” sẽ tiếp tục tìm kiếm, vinh danh tinh thần sẵn sàng cống hiến và sự dấn thân của những cá nhân, tổ chức trên khắp mọi miền đất nước.
Tối 11/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Thủ đô Hà Nội diễn ra Gala trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng của Báo Nhân Dân - Human Act Prize 2023, vinh danh những dự án, ý tưởng xuất sắc, những dấu ấn tiên phong trên hành trình thử thách nhưng rất ý nghĩa.
Tối 11/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, 28 dự án, ý tưởng xuất sắc đã được Ban Tổ chức Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng của Báo Nhân Dân – Human Act Prize 2023 lựa chọn để trao giải.
Dự án "Quỹ đỡ đầu - Chắp cánh ước mơ đến trường” là dự án cộng đồng nhằm mục đích hỗ trợ quỹ học vấn cho tất cả các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc, giúp học sinh có điều kiện đến trường, không bỏ học vì nghèo khó.
Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Cứ Thị Sớ, một cô bé người H'Mông không may mắn có dị tật khe hở môi và hàm ếch, may mắn thay số phận không nghiệt ngã như vậy, em đã được các thành viên của dự án Operation Smile tìm thấy và đưa từ Lào Cai về Hà Nội để phẫu thuật trong hành trình tìm lại nụ cười.