Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize

Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024: Xây dựng “Cộng đồng kiến tạo” bền vững

Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024: Xây dựng “Cộng đồng kiến tạo” bền vững

Lễ trao giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize 2024 hứa hẹn là một bữa tiệc nghệ thuật ý nghĩa, nơi khán giả được dẫn dắt qua những câu chuyện, những giai điệu chạm đến trái tim, lan tỏa những giá trị nhân văn và xây dựng một cộng đồng gắn kết, cùng hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. 
Giảng viên của SSVN hướng dẫn người dân thực hành các kỹ năng sơ cấp cứu tại nhà.

SSVN và hành trình 10 năm tâm huyết phổ cập giáo dục kỹ năng sơ cấp cứu

Trong suốt 10 năm qua, Dự án Kỹ năng sinh tồn SSVN (Survival Skills Vietnam) đã không chỉ mang đến kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu cho hàng trăm nghìn người dân Việt Nam mà còn góp phần thay đổi nhận thức cộng đồng về sự cần thiết của việc trang bị những kỹ năng sống quan trọng này. Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn, hành trình ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu tai nạn thương tích và tạo ra những thay đổi tích cực đối với xã hội.
Những người cha “đặc biệt” nơi biên cương

Những người cha “đặc biệt” nơi biên cương

8 năm qua, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng, không chỉ làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia mà đã và đang là chỗ dựa vững chắc, trở thành những người cha đặc biệt, chăm sóc, dạy dỗ và mang cả tương lai cho các em nhỏ vùng cao, tiếp sức cho các em trở thành những người có ích cho xã hội.
 Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên (thứ 6 từ trái qua) với nhà bảo trợ và các trẻ cùng gia đình.

“Cùng con đi tiếp cuộc đời” và hành trình “gieo mầm xanh” của những người làm báo

“Năm lớp 5, tôi mất cha. Lớp 6, mẹ tôi cũng qua đời. Mồ côi cha mẹ từ tấm bé, tôi thấm thía nỗi cô đơn, buồn tủi và nhọc nhằn của hàng nghìn em nhỏ mất cha mẹ sau đại dịch Covid-19”, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập báo Thanh Niên, lặng người, thương cảm trước thông tin khoảng 2.000 em nhỏ đang sống đủ đầy, hạnh phúc, bỗng trở nên bơ vơ trên cõi đời này sau khi đại dịch Covid-19 càn quét TP Hồ Chí Minh.
Nhìn lại hành trình gần 3 năm qua, cô Hà chia sẻ: Điều cô nhận được lớn nhất khi thực hiện dự án chính là những nụ cười hạnh phúc của các em khi được “tiếp sức”. (Ảnh: NVCC)

"Người lái đò” nhiệt tâm, hết mình vì học trò vùng cao Điện Biên

Suốt 19 năm gắn bó với học trò vùng cao, cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường Trung học phổ thông Phan Đình Giót (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) luôn trăn trở mỗi khi nghe các em nói về ước mơ được ăn no, mặc ấm. Đó cũng là lý do để cô thêm yêu và giữ động lực trên hành trình “gieo” chữ, vun đắp cho những ước mơ tươi đẹp ấy bay cao hơn.
Đại diện dự án thuyết trình tại Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 sáng 22/11. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024

Sáng nay 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) bắt đầu diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”. Đây là sự kiện ý nghĩa, tiếp nối thành công của mùa đầu tiên, nhằm tìm kiếm và tôn vinh những nỗ lực vì cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sự lan tỏa của các sáng kiến tiêu biểu, kết nối những cá nhân và tổ chức cùng chung mục tiêu, góp phần xây dựng một xã hội nhân ái và một tương lai bền vững.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn sẽ tham gia Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize với tư cách giám khảo. (Ảnh: FB nhân vật)

Ca sĩ Hà Anh Tuấn làm giám khảo Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024

Danh sách 11 giám khảo Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đại diện các bộ ngành, lãnh đạo các tổ chức có sức ảnh hưởng trong nước và quốc tế... Lần đầu tiên, ca sĩ Hà Anh Tuấn sẽ xuất hiện với tư cách một giám khảo quyền lực trong Human Act Prize 2024.
Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), đến nay có ít nhất 22 đàn voọc gáy trắng với 156 cá thể sinh sống bình an bên cạnh khu dân cư.

[Ảnh] Bảo vệ, bảo tồn voọc gáy trắng ở Quảng Bình

Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi gần khu dân cư của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được người dân phát hiện, đến nay đàn voọc gáy trắng đã được cộng đồng dân cư quản lý, bảo tồn chặt chẽ và phát triển, sinh trưởng tốt. Nòng cốt trong hoạt động bảo vệ, bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm đó là Tổ bảo tồn tự nguyện voọc gáy trắng. Tổ đã hoạt động hiệu quả trên địa bàn 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa.
Trước khi bắt đầu triển khai dự án, các tình nguyện viên đã tiến hành khảo sát chi tiết về nhu cầu của người dân tại các khu vực khó khăn.

Tạo nguồn sinh kế cho người có hoàn cảnh khó khăn

Bắt đầu hành trình làm thiện nguyện từ năm 18 tuổi, khi chứng kiến những người có hoàn cảnh khó khăn và thiếu công ăn việc làm, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Hậu luôn tìm cơ hội để giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn. Hậu tâm niệm, làm thiện nguyện không chỉ là giải quyết vướng mắc nhất thời mà còn cần tạo ra nguồn sinh kế lâu dài, giúp họ tự làm chủ tương lai.
Viết tiếp hành trình san sẻ yêu thương

Viết tiếp hành trình san sẻ yêu thương

Từng có tuổi thơ không êm ấp khi vắng bóng cha, một mình mẹ phải làm thuê, làm mướn để nuôi ba người con ăn học, trong ký ức của Phan Thị Yến Ngọc, chỉ có học tập là con đường duy nhất để thoát nghèo, thoát khỏi cảnh cơ hàn tăm tối.
Quỹ Thắp sáng niềm tin trao học bổng cho sinh viên khu vực phía bắc năm 2023.

Thắp niềm tin chinh phục ước mơ cho sinh viên khó khăn

Sinh ra trong gia đình đặc biệt khó khăn ở tỉnh Điện Biên, em Hờ Thị Giàng, sinh năm 2004, đã nỗ lực không ngừng để vượt qua nghịch cảnh, vươn tới ước mơ trở thành bác sĩ. Nhưng con đường đó không dễ dàng, khi gánh nặng học phí đại học khiến em phải trăn trở về tương lai. May mắn, ước mơ ấy đã được thắp sáng nhờ sự hỗ trợ từ Quỹ học bổng Thắp sáng niềm tin, mở ra cánh cửa đến giảng đường đại học để Giàng tiếp tục chinh phục ước mơ của mình.
Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" đang chứng minh thành công trong việc triển khai mô hình kinh doanh bền vững tại địa phương.

"Mang rừng về vườn cà-phê" - mở hướng đi bền vững cho ngành cà-phê Việt

Đứng dậy sau thiên tai nghiêm trọng vào năm 2020, một dự án đầy tính nhân văn và bền vững đã được ra đời tại Quảng Trị. Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" (Xây vườn thành rừng) do Công ty TNHH Pun Coffee triển khai không chỉ giúp nông dân nơi đây vượt qua khó khăn, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng đồng bào thiểu số Vân Kiều.
Quỹ Trăng xanh: Đem tương lai đến cho trẻ em thiệt thòi

Quỹ Trăng xanh: Đem tương lai đến cho trẻ em thiệt thòi

Thành lập từ năm 2018, Quỹ Trăng xanh của Tập đoàn Bách Việt đem đến những hy vọng cho trẻ em nghèo, thiệt thòi cùng cơ hội học tập, vươn lên xây dựng tương lai. Với thông điệp “Khát vọng cánh bướm lan tỏa”, Quỹ Trăng Xanh không chỉ giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn, mà còn góp phần lan tỏa việc trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
Làng Hạnh Phúc hướng đến tạo nên các ngôi nhà và cơ sở hạ tầng vững chắc, có khả năng chống chịu thiên tai như bão, lũ. Các vật liệu xây dựng được sử dụng là nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giảm thiểu chi phí xây dựng và thay thế.

Dự án Làng Hạnh Phúc: Giải pháp cộng đồng bền vững trước thách thức thiên tai

Lựa chọn giá trị về Hạnh phúc làm nền tảng khi thực hiện, dự án Làng Hạnh Phúc hướng tới mục tiêu hỗ trợ các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua việc hình thành những ngôi làng an toàn, cải thiện môi trường sống và thúc đẩy gìn giữ các giá trị văn hoá bản địa.
back to top