Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ

NDO - Sau gần 3 năm triển khai thí điểm, Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh đã thật sự lan tỏa đến nhiều đối tượng khác nhau.
0:00 / 0:00
0:00
Sau gần 3 năm triển khai thí điểm Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh đã thật sự lan tỏa đến nhiều đối tượng khác nhau.
Sau gần 3 năm triển khai thí điểm Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh đã thật sự lan tỏa đến nhiều đối tượng khác nhau.

Là một viên chức 38 tuổi, nhưng tối nào, chị Kim Dung (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cũng mở điện thoại để truy cập vào ứng dụng mang tên "EZ English” để học lại... tiếng Anh.

Chị Dung cho biết, việc học tiếng Anh qua app đã giúp chị và nhiều viên chức có thêm trải nghiệm thú vị, qua đó nâng cao vốn tiếng Anh để trò chuyện với du khách trong và ngoài nước.

Điểm đặc biệt, EZ English là kênh dạy ngoại ngữ được xây dựng hoàn toàn miễn phí, nằm trong chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh; hướng tới mục tiêu phổ cập tiếng Anh cho người dân tỉnh Khánh Hòa nói riêng, toàn quốc nói chung. Về lâu dài, dự án nhằm biến ngôn ngữ này từ rào cản thành công cụ hữu hiệu, giúp người dân dễ dàng tiếp cận cơ hội hợp tác toàn cầu và tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế địa phương và quốc gia.

Rào cản tiếng Anh ở thủ phủ du lịch

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung toàn cầu, Chính phủ Việt Nam cũng đang mạnh mẽ thúc đẩy chính sách nâng cao trình độ ngoại ngữ, với mục tiêu biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai.

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Khánh Hòa được định hướng phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương, với khát vọng trở thành một đô thị thông minh, bền vững và có bản sắc riêng. Đến năm 2045, Khánh Hòa kỳ vọng sẽ đạt được vị thế ngang tầm với các thành phố lớn trong khu vực châu Á.

Mặc dù vậy, "nền" tiếng Anh tại thủ phủ du lịch miền Trung thực tế lại ở mức... khá khiêm tốn. Theo khảo sát, tỷ lệ người dân nói tiếng Anh ở đây chỉ đạt khoảng 15% - 20%, một con số thấp hơn nhiều so với các thành phố du lịch lớn trong khu vực như Bangkok (30-40%) hay Kuala Lumpur (50-60%).

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự hoài nghi của người dân về tính cần thiết của việc học tiếng Anh. Mặc dù đón hàng chục triệu du khách quốc tế mỗi năm, tỷ lệ du khách nói tiếng Anh bản ngữ tại Khánh Hòa chỉ là 1%, và khoảng 6% có thể giao tiếp bằng tiếng Anh (theo thống kê 2023).

Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ ảnh 1

Mặc dù là thủ phủ du lịch của miền Trung, nhưng "nền" tiếng Anh của người dân Khánh Hòa lại ở mức khá khiêm tốn.

"Người dân địa phương vẫn chưa thấy rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Sự thiếu hụt nhận thức về các giá trị dài hạn của tiếng Anh như việc tiếp cận với nguồn tri thức toàn cầu, cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp hay nâng cao chất lượng cuộc sống càng khiến sự thay đổi trở nên khó khăn hơn", đại diện dự án Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh chia sẻ.

Ngoài ra, sự thiếu tự tin về khả năng học tập và giao tiếp tiếng Anh của bản thân cũng là một rào cản không nhỏ. Người dân lo ngại sẽ mắc lỗi ngữ pháp, phát âm không chuẩn, hoặc bị đánh giá bởi người khác. Những lo ngại này càng nặng nề hơn ở nhóm tiểu thương và người lớn tuổi, khi họ cảm thấy giới hạn về trình độ và tuổi tác là những rào cản lớn trong việc học ngôn ngữ mới. Việc thiếu môi trường giao tiếp thực tế cũng khiến người dân gặp nhiều khó khăn, dù có nền tảng từ vựng, họ vẫn gặp trở ngại khi phản xạ và giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài.

Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ ảnh 2

Hiểu rõ được tầm quan trọng của tiếng Anh đem lại cho người dân, Tập đoàn Vingroup đã cho ra đời dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của tiếng Anh đem lại cho người dân, Tập đoàn Vingroup đã cho ra đời dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”, nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho người dân Khánh Hòa trên phạm vi toàn tỉnh với mong muốn người dân Khánh Hòa có thể xóa bỏ rào cản ngôn ngữ với người nước ngoài, tạo cầu nối giao tiếp thuận tiện giữa người Việt Nam và bạn bè quốc tế, giúp du khách cảm thấy được chào đón và trân trọng.

Dự án cũng hướng tới mục tiêu thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ, khẳng định hình ảnh một Việt Nam năng động, hội nhập và thân thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư và du khách đến với đất nước. Đồng thời thúc đẩy giao thương, đầu tư và hợp tác quốc tế, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Từ thay đổi nhận thức cá nhân đến lan tỏa, mở rộng quy mô

Dự án chính thức khởi động vào năm 2022, với những hoạt động thí điểm đầu tiên tại hai địa phương bao gồm Nha Trang và Cam Lâm. Tính tới nay, dự án đã triển khai qua 2 giai đoạn và đang bước vào giai đoạn 3.

Cụ thể, trong giai đoạn đầu tiên, dự án tập trung thay đổi nhận thức từng cá nhân thông qua việc tới từng nhà, từng cơ quan công sở và trường học để truyền thông, truyền miệng kết hợp truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, hệ thống đài phát thanh và truyền hình địa phương, báo chí, loa phường xã. Mô hình Câu lạc bộ tiếng Anh cũng bắt đầu được hình thành và triển khai thí điểm tại thành phố Nha Trang và huyện Cam Lâm cho các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, công chức, doanh nghiệp, tiểu thương, cộng đồng.

Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ ảnh 3

Một hoạt động trong khuôn khổ dự án Người Khánh Hòa nói tiếng Anh.

Tiếp đó, dự án mở rộng thêm tại 4 địa phương mới gồm Cam Ranh, Diên Khánh, Vạn Ninh và Ninh Hòa, nâng tổng số địa phương được triển khai lên 6/8 huyện, thành phố. Số câu lạc bộ tiếng Anh được thành lập cũng không ngừng tăng lên, với 207 câu lạc bộ và khoảng 150 tình nguyện viên nòng cốt.

"Tất cả các tình nguyện viên đều được đào tạo bài bản bởi đội ngũ nhân sự từ Trường Đại học VinUni để bảo đảm sở hữu năng lực ngoại ngữ và kỹ năng sư phạm cần thiết để giảng dạy cho người dân Khánh Hòa", đại diện dự án nhấn mạnh.

Đáng chú ý, các câu lạc bộ xuất hiện tại nhiều địa điểm... đặc biệt, từ chợ dân sinh, nhà thờ, bến xe... nhằm "tăng độ phủ". Nội dung, hoạt động tại các nhóm được thiết kế riêng biệt để phù hợp với nhu cầu và đặc thù của từng đối tượng, giúp người học dễ dàng tiếp cận kiến thức, thực hành thực tế. Bên cạnh đó, các lớp học online và ứng dụng EZ English được phát triển như một công cụ học tiếng Anh miễn phí, cho phép người dân học mọi lúc, mọi nơi.

Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ ảnh 4

Với đối tượng học sinh, dự án đã thành công triển khai tại 11 trường gồm: 6 trường Trung học cơ sở và 5 trường Trung học phổ thông của Nha Trang và Cam Lâm.

Với đối tượng học sinh, dự án đã thành công triển khai tại 11 trường gồm: 6 trường Trung học cơ sở và 5 trường Trung học phổ thông của Nha Trang và Cam Lâm, tương đương 11 câu lạc bộ trường và 298 câu lạc bộ lớp, với 13.060 học sinh tham gia. Nội dung dạy và học câu lạc bộ tiếng Anh được đưa vào Thời khóa biểu chính khóa với 100% học sinh tham gia.

Bước vào giai đoạn 3, dự án hướng tới hoàn thiện và nâng cao chất lượng giao tiếp tiếng Anh cho thành viên câu lạc bộ; tổ chức các sự kiện, cuộc thi với quy mô lớn, với nhiều format mới hấp dẫn, chuyên sâu hướng tới việc đánh giá được khả năng giao tiếp tiếng Anh của người dân nói chung và thành viên câu lạc bộ nói riêng. Dự án tiếp tục mở rộng thêm tại 2 địa phương mới là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Tổng số tiền đã tài trợ để triển khai dự án trong 3 năm đầu lên tới 49 tỷ đồng, trong đó ngân sách tập trung hỗ trợ phần thưởng cho câu lạc bộ, thành viên câu lạc bộ xuất sắc và người dân tham gia các sự kiện, cuộc thi thuộc Dự án cùng với việc triển khai các hoạt động truyền thông, tổ chức các sự kiện, cuộc thi tại các địa phương, liên tục tạo sự lan tỏa, hướng tới hiệu quả trong mỗi hoạt động của Dự án.

Theo đại diện Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo VinAcademy (Vingroup), với nguồn tài chính ổn định , nguồn nhân lực chất lượng cao từ Trường Đại học VinUni và các cá nhân ưu tú trong tỉnh kết hợp với sự quan tâm ủng hộ của chính quyền các cấp tại địa phương, dự án đã đạt được những kết quả khả quan, vượt chỉ tiêu đề ra sau 2 giai đoạn đầu. Quan trọng nhất là quy mô và tính tác động của dự án đã mang lại cho người dân nhiều quyền lợi.

Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ ảnh 5

Các câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động sôi nổi hàng tuần, chất lượng ngày càng được cải thiện, hiệu quả.

Các câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động sôi nổi hàng tuần, chất lượng ngày càng được cải thiện, hiệu quả với nhiều thành viên câu lạc bộ xuất sắc đạt giải thưởng tại các cuộc thi. Bên cạnh đó, người dân tham gia tích cực tại các hoạt động, sự kiện, cuộc thi cộng đồng, tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ.

Là người trực tiếp học qua ứng dụng mobile, chị Kim Dung cho biết: Bản thân chị rất tâm đắc với dự án Người Khánh Hòa nói tiếng Anh. Theo chị, đây là cơ hội để không chỉ chị mà rất nhiều người dân thành phố biển có cơ hội nâng cao kỹ năng của mình một cách hoàn toàn... miễn phí.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực

Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok.

Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize/