Trong “cơn bão” thuế quan của Hoa Kỳ, thép Việt Nam được loại trừ do từ năm 2018 đã chịu mức thuế 25%. Dẫu vậy, cũng không nên quá lạc quan, bởi khi các quốc gia khác khó tiếp cận thị trường Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng, đưa thép giá rẻ sang khu vực châu Á và Việt Nam để tiêu thụ, từ đó, tạo áp lực lớn cho thép trong nước.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, việc Chính phủ của Tổng thống Donald Trump áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ ngày 12/3 vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách thương mại của Mỹ.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng các doanh nghiệp sản xuất thép vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Công thương sớm giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ AD19).
Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay. Có thể nói, những điểm sáng đáng mừng này cho thấy ngành thép nước ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, với nhiều thách thức còn đang hiện hữu, ngành thép nước ta vẫn cần thêm thời gian để có thể bứt phá sang giai đoạn tăng trưởng mới.
Nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhất là Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững. Các chính sách “xanh” đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ðể tiếp cận những thị trường này, doanh nghiệp không chỉ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm mà còn cần chứng minh sản phẩm thân thiện với môi trường và được sản xuất theo quy trình bền vững.
Vừa qua, 2 doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nộp đơn lên Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu, do lo ngại HRC giá rẻ đang ồ ạt vào thị trường nội địa sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), dự kiến tiêu thụ thép trong năm 2024 tăng 6,4%, đạt gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ở mức tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Nhìn chung, triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 nhờ kỳ vọng nhu cầu thép thế giới phục hồi.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 10 tháng năm 2023, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp hội viên VSA có kết quả tích cực khi sản lượng xuất khẩu thép các loại đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng trưởng 26,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Từ cuối năm 2022 đến nay, phần lớn các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam đều đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức do thị trường bất động sản đóng băng, các công trình xây dựng đang đình trệ khiến cho sản phẩm thép xây dựng bí đầu ra, giá thép đã có 19 lần liên tục giảm.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), thị trường tiêu thụ ảm đạm đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong nước cũng giảm theo. Nhu cầu của thị trường với các mặt hàng thép nói chung vẫn yếu, chưa được cải thiện nhiều.
Thị trường thép Việt Nam từ đầu năm đến nay khá ảm đạm do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bất lợi. Tiêu thụ các sản phẩm thép không đạt như kỳ vọng, thậm chí không ít doanh nghiệp ngành thép thua lỗ liên tiếp ba quý, lượng hàng tồn kho ngày một gia tăng. Tuy nhiên, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đang quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, được xem là điểm tựa giúp ngành thép Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023.
Từ đầu năm đến nay, thị trường thép xây dựng trong nước liên tục ghi nhận sự đi xuống cả về giá, sản lượng và mức tiêu thụ, trong đó giá thép đã giảm liên tiếp hơn 10 lần và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.