Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ (27/1/1973-27/1/2023) đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, ở Paris, Pháp. Các bên tham gia đàm phán và ký kết gồm: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 27/1/1973 là một ngày vô cùng đặc biệt đối với kiều bào ở Pháp. Ngay từ sáng sớm, đông đảo bà con và bạn bè Pháp đã có mặt ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber để chào đón hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam.
Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của phong trào đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp.
Trước, trong và sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên toàn thế giới đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ và viện trợ có hiệu quả, luôn đoàn kết và sát cánh cùng với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa.
Ngày 23/1/1973, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 nghị định thư. Về cơ bản, hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972.
Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự”. Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ. Tuy nhiên, phải mất 30 ngày, hai bên mới thống nhất sẽ tiến hành đàm phán ở Paris theo sáng kiến của Việt Nam.
Cuộc đàm phán tại thủ đô Paris, Pháp, kéo dài gần 5 năm, trải qua 2 giai đoạn: đàm phán 2 bên (từ tháng 5 đến tháng 10/1968); đàm phám 4 bên (từ tháng 11/1968 đến ngày 27/1/1973).
Để đi đến đàm phán, nhân dân 2 miền đất nước, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã từng bước kiên trì và bền bỉ, anh dũng và kiên cường phá tan mọi âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là một đòn chí mạng vào quân đội Mỹ, buộc Mỹ phải chấp nhận con đường đàm phán hòa bình nhằm tìm một lối thoát chính trị cho cuộc chiến ở Đông Dương.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, phóng viên Báo Nhân Dân có cơ hội trò chuyện cùng ông Phạm Ngạc, nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao. Ông là nhà ngoại giao trẻ tuổi nhất của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia cuộc đàm phán dài nhất trong thế kỷ 20.
Sau gần 5 năm (từ ngày 13/5/1968 đến 27/1/1973) với “201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 24 cuộc họp bí mật, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, hàng trăm cuộc mít-tinh ủng hộ Việt Nam”, ngày 27/1/1973 Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết giữa các bên tham gia.
Chiều 29/11, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học “50 năm Hiệp định Paris - Mốc son lịch sử”.