Nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, phóng viên Báo Nhân Dân có cơ hội trò chuyện cùng ông Phạm Ngạc, nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao. Ông là nhà ngoại giao trẻ tuổi nhất của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta trong thế kỷ XX.

Phóng viên: Thưa ông, để bắt đầu cuộc trò chuyện, tôi muốn mời ông xem ảnh tư liệu về một địa điểm rất đặc biệt... Chắc hẳn ông không thể quên được nơi này?

(Nguồn: Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng)

(Nguồn: Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng)

Ông Phạm Ngạc: Đúng vậy! Tôi đã gắn bó với nơi này gần 5 năm. Đây là trụ sở của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Paris ở Trường Đảng Choisy le Roi, ngoại ô Paris. Tôi còn nhớ phòng khách của đoàn ở tầng một bên trái, bếp và phòng ăn ở bên phải. Trên tầng hai, phòng làm việc và nghỉ ngơi của ông Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn, ở bên trái; còn phòng làm việc và nghỉ ngơi của Trưởng đoàn Xuân Thủy ở bên phải.

Phóng viên: Thưa ông, vì sao Paris được chọn làm địa điểm đàm phán?

Ông Phạm Ngạc: Trước đó Việt Nam cũng đã cân nhắc một số địa điểm. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ chọn Paris là nơi tiến hành đàm phán. Đối với phía ta, Paris xa xôi và tốn kém nhưng đây lại là địa bàn thuận lợi để tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Mặt khác, Đảng Cộng sản Pháp và cộng đồng người Việt sẵn sàng hỗ trợ phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam khắc phục khó khăn về hậu cần.

Cộng đồng người Việt tại Pháp chào mừng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Cộng đồng người Việt tại Pháp chào mừng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Đảng Cộng sản Pháp dành cho phái đoàn của ta chỗ họp có an ninh rất tốt, đầy đủ các phương tiện; phòng ngủ, chỗ làm việc, tiếp khách cũng vậy. Trong suốt quá trình đàm phán tại Paris, dù có nhiều chuyện xảy ra nhưng chưa bao giờ bí mật bị lộ lọt.

Paris lúc bấy giờ được coi là trung tâm báo chí của châu Âu. Do đó, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với báo chí nhiều hơn.

Thành viên của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chụp ảnh tại Pháp, ngày 2/9/1968. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Thành viên của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chụp ảnh tại Pháp, ngày 2/9/1968. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Đảng Cộng sản Pháp giúp nhà ở cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trường Đảng ở Choisy le Roi, ngoại ô Paris. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Đảng Cộng sản Pháp giúp nhà ở cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trường Đảng ở Choisy le Roi, ngoại ô Paris. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Pháp cung cấp bảo vệ và hộ tống các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam di chuyển tới các địa điểm. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Pháp cung cấp bảo vệ và hộ tống các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam di chuyển tới các địa điểm. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Item 1 of 3

Thành viên của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chụp ảnh tại Pháp, ngày 2/9/1968. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Thành viên của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chụp ảnh tại Pháp, ngày 2/9/1968. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Đảng Cộng sản Pháp giúp nhà ở cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trường Đảng ở Choisy le Roi, ngoại ô Paris. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Đảng Cộng sản Pháp giúp nhà ở cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trường Đảng ở Choisy le Roi, ngoại ô Paris. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Pháp cung cấp bảo vệ và hộ tống các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam di chuyển tới các địa điểm. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Pháp cung cấp bảo vệ và hộ tống các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam di chuyển tới các địa điểm. (Nguồn: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới)

Phóng viên: Ông được giao nhiệm vụ cụ thể gì trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị Paris?

Ông Phạm Ngạc: Lúc đó, tôi là người trẻ tuổi nhất trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do còn trẻ tuổi, biết nói tiếng Anh và có kinh nghiệm ngoại giao cho nên tôi được đưa vào phái đoàn này. Trước đó, tôi đã đi nhiệm kỳ tại Bắc Kinh hơn 6 năm.

Chân dung ông Phạm Ngạc, nhà ngoại giao trẻ tuổi nhất trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chân dung ông Phạm Ngạc, nhà ngoại giao trẻ tuổi nhất trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ông Phạm Ngạc (sinh năm 1935): người phiên dịch, Thư ký phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia đàm phán Hiệp định Paris; nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao), Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy và Iceland.

Khi mới nhận nhiệm vụ, tôi cứ nghĩ việc đàm phán chỉ diễn ra một vài tháng, không ngờ nó kéo dài gần 5 năm. Tôi đã đồng hành cùng phái đoàn trong gần như toàn bộ quá trình đàm phán với nhiệm vụ phiên dịch và ghi biên bản cho các cuộc họp công khai và bí mật.

Phái đoàn của Mỹ được trang bị phương tiện thông tin liên lạc hiện đại nhất thế giới. Khi đang đàm phán nửa chừng, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger có thể ra ô-tô và gọi thẳng về Washington để thông báo tình hình. Còn phía ta, mỗi lần ông Lê Đức Thọ về nước đều mang theo biên bản để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo.

Phóng viên: Theo ông, thách thức đối với phái đoàn Việt Nam trên bàn đàm phán tại Paris là gì?

Ông Phạm Ngạc: Cuộc đàm phán đã đối mặt với những thử thách quyết liệt, thậm chí có lúc rơi vào bế tắc. Đàm phán với một cường quốc như Mỹ vốn đã rất khó khăn, hơn nữa đây còn là đàm phán trực tiếp. Mỹ đã sử dụng những nhà ngoại giao kỳ cựu như Harriman, Kissinger... kết hợp với các chiến dịch quân sự, các đợt ném bom miền bắc Việt Nam cũng như cải thiện quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Việt Nam trên bàn đàm phán.

Phóng viên: Như vậy, có thể hiểu rằng cuộc đàm phán tại Paris là cuộc đấu trí giữa một cường quốc và một đất nước còn lạc hậu, giữa một nền ngoại giao dày dặn kinh nghiệm và phía bên kia là một nền ngoại giao còn non trẻ. Vậy điều gì đã giúp Việt Nam xoay chuyển tình thế và buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Paris?

Ông Phạm Ngạc: Trước hết là vì chính nghĩa! Sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, Mỹ phải chấp nhận đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm “Vì độc lập, vì tự do / Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. “Độc lập” và “tự do” là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, còn “Mỹ cút” và “ngụy nhào” là giải pháp thỏa đáng cho tình hình lúc bấy giờ, dồn đối phương vào thế suy yếu và chấp nhận thực tế.

Thứ hai là do bản lĩnh, trí tuệ của nền ngoại giao Hồ Chí Minh. Sinh thời, Bác luôn giữ thái độ ôn hòa, nhưng khi lợi ích quốc gia, dân tộc bị đe dọa, Người sẵn sàng thể hiện quan điểm rõ ràng và kiên quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy, một người rất giỏi đối đáp, làm Trưởng đoàn đến Paris vào tháng 5/1968. Còn ông Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn, là người rất kiên quyết trong đàm phán riêng.

Tôi còn nhớ lần ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger cùng ký tắt vào một văn bản, ông Lê Đức Thọ đề nghị cả hai bên phải ký tắt vào từng trang. Tuy nhiên, ông Kissinger cho rằng chưa có tiền lệ ký tắt vào từng trang như vậy, rồi hỏi cố vấn pháp lý của mình xem việc này từng xảy ra hay chưa. Thực chất ông Kissinger muốn mượn lời của cố vấn pháp lý để bác bỏ yêu cầu “vô lý” từ phía ông Lê Đức Thọ. Ông Kissinger không khỏi bất ngờ khi cố vấn pháp lý trả lời là “Có” và rồi ông ấy vẫn phải chấp nhận làm theo.

Phóng viên: Xin ông chia sẻ cảm xúc của mình khi Hiệp định Paris được ký kết? Điều gì đã để lại cho ông ấn tượng mạnh mẽ về quá trình đàm phán tại Paris?

Ông Phạm Ngạc: Tôi rất chắc chắn về kết quả của Hội nghị Paris cho nên không bất ngờ trước chiến thắng của ta trên bàn đàm phán.

Hiệp định Paris 1973 chính là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Tôi cũng phải nói rằng không có lời nào có thể diễn tả hết được phong cách ngoại giao tài tình, sáng suốt của Người.

Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973.

Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973.

Chúng ta đã bền bỉ theo đuổi phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, khéo léo kéo địch vào bàn đàm phán, chủ động tấn công trên mặt trận ngoại giao và kết thúc đàm phán khi thời cơ đã chín muồi.

Trước khi phái đoàn ta đến Pháp năm 1968, Bác dặn dò phải nhớ Mỹ là nước lớn, khi họ phải ngồi vào đàm phán để thương lượng tức là họ đã thừa nhận thất bại rồi… cho nên phải tế nhị, khôn khéo, lúc cương lúc nhu thì mới đạt kết quả… Chiến tranh sẽ còn lâu dài, đàm phán phải kiên trì, không được nóng vội.

Những hình ảnh ghi lại dấu ấn trong sự nghiệp ngoại giao của ông được treo trang trọng trong căn phòng giản dị.

Những hình ảnh ghi lại dấu ấn trong sự nghiệp ngoại giao của ông được treo trang trọng trong căn phòng giản dị.

Chúng ta tự hào vì có Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiếm có một nhà lãnh đạo nào trên thế giới lại hiểu về các nước lớn một cách sâu sắc và xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn như Người đã làm.

Hiệp định được ký kết tại Paris đã làm trọn vẹn cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để quân và dân ta giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Cánh cửa hòa bình cho Việt Nam được mở rộng sau nhiều năm chiến tranh ác liệt.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông! Nhân dịp chuẩn bị đón chào năm mới Quý Mão 2023, kính chúc ông luôn dồi dào sức khỏe!

Hiệp định Paris 1973 là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với thời gian gần 5 năm, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.

Ngày xuất bản: 15/01/2023
Tổ chức thực hiện: NGỌC THANH - TRƯỜNG SƠN - CHÍ TRUNG
Nội dung, trình bày: HOÀNG HÀ
Ảnh tư liệu: Sách "Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại, 1968-1973", Nhà xuất bản Thế giới.