Sau gần 20 năm thi hành và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, không giải quyết hết các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.
Ngày 11/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có Quyết định số 1046/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 11/10/2024. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Bộ Công thương vừa trình Chính phủ dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg, trong đó biểu giá bán lẻ điện dự kiến còn 5 bậc thay vì 6, khung giá điện cho các nhóm cũng được điều chỉnh để bảo đảm không bù chéo giữa các đối tượng sử dụng điện.
Sáng 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" nhằm hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề thu hút đầu tư vào ngành điện, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành điện khi bán ra hiện nay; việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá điện trong nền kinh tế thị trường.
Trong những ngày cuối tháng 5/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt, oi bức tái diễn ở nhiều khu vực của cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc lại tăng cao kỷ lục.
Từ ngày 9/11, giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương ứng tăng 4,5% so với giá bình quân hiện hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.
Là một sản phẩm hàng hóa đặc thù, phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, song ở khía cạnh xã hội, điện năng cũng là ngành trực tiếp phục vụ đời sống dân sinh.
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm về "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" để có cái nhìn tổng quan, sinh động, toàn diện về thực trạng nêu trên, việc giải bài toán về cấu thành giá điện giữa chi phí đầu vào và chi phí bán ra; so sánh giá bán điện trong sự tương quan về chi phí đầu vào với với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó xác định những việc cần làm để có giá bán điện phù hợp, hướng tới cân đối, hài hòa được nhiều mục tiêu khác nhau.
Giá quặng sắt thế giới ở mức thấp đang mang lại nhiều tích cực đối với các hoạt động của nền kinh tế nước ta. Song song với công cuộc phát triển kinh tế, ngành sắt thép cũng cần tính toán hướng tới việc phát triển bền vững.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, Quy hoạch Điện VIII đã thỏa mãn được yêu cầu phác họa tương lai của hệ thống điện Việt Nam, nhưng vẫn cần các giải pháp quyết liệt, cụ thể, thiết thực để hiện thực hóa được các mục tiêu đề ra. Nếu không, việc thiếu điện sẽ là hiện hữu.
Năng suất các nguồn năng lượng tái tạo tăng và nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát thấp đã khiến giá điện ở một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm xuống mức âm.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, sau khi Bộ Công thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) đã có các văn bản gửi các Chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó, cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”...
Từ thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tăng giá điện vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, đại biểu Quốc hội kiến nghị nên đưa mặt hàng thiết yếu này vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, trong những ngày đầu tiên của tháng 5 thời tiết khắc nghiệt khiến tiêu thụ điện tăng cao. Thí dụ, ngày 6/5 là ngày nghỉ cuối tuần và tiêu thụ điện đã lên 895 triệu kWh/ngày, đây là kỷ lục so trước đây.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kW giờ (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5.
Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng dịch vụ, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã xây dựng và đang duy trì các chương trình chăm sóc đặc biệt, đem tới nhiều lợi ích dành riêng cho các khách hàng ký kết tham gia Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (DR).
Với tinh thần khẩn trương và chủ động bàn giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có buổi đối thoại với các chủ đầu tư các dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời.
Ngày 14/3 vừa qua, 36 doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp (dự án không vận hành thương mại kịp thời hạn để hưởng giá ưu đãi cố định trong 20 năm) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị khắc phục những bất cập trong cơ chế giá phát điện.
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 1/12 vừa qua, đại diện Bộ Công thương cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất điều chỉnh giá điện theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, do ngành điện đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn khi giá nhiên liệu tăng đột biến.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực song thời gian qua, Tổng công ty Ðiện lực Miền Nam (EVNSPC) đã bảo đảm cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân tại 21 tỉnh, thành phố phía nam, thực hiện tốt công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.
Ngày 12/10, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Kadri Simson cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung vào tuần tới nhằm nỗ lực kiểm soát tình trạng giá năng lượng leo thang, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ biện pháp mới nào cũng cần có sự đồng thuận cao giữa các nước thành viên.
Các quốc gia thành viên EU cam kết giảm tiêu thụ điện 5% trong giờ cao điểm nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt mà toàn châu lục hiện đang trải qua.
Trong năm 2021, các nước châu Âu đã chi gần 500 tỷ euro để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp do giá khí đốt và năng lượng tăng cao. Đây là kết quả nghiên cứu do Tổ chức Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ) công bố ngày 21/9.