Trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trại viên...
Sáng 24/7, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển toàn diện thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và đáp ứng với già hóa dân số nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030”.
Tháng Hành động quốc gia về dân số năm 2023 và Ngày Dân số Việt Nam (26/12) có chủ đề “Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”. Chủ đề này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, giúp các cặp đôi chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân và có một sức khỏe tốt để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Ngày 19/9, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị chia sẻ thông tin cho phóng viên báo chí nhân dịp Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023, với chủ đề “Làm mẹ an toàn – Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé”.
Chiều 6/7, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế phát động chương trình truyền thông dự phòng nhiễm khuẩn đường sinh sản với chủ đề “20 triệu phụ nữ Việt Nam phụ khoa đúng cách - hạnh phúc trọn vẹn”.
Sáng 20/5, tại Quảng Bình, Tạp chí Thanh Niên phối hợp Tổ chức DKT tại Việt Nam, Tỉnh đoàn Quảng Bình tổ chức chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên, với chủ đề “Hành trình SV - OK” năm 2023.
Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2020, tỷ lệ tử vong của phụ nữ Lào khi sinh con đã giảm 78,7%, giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử nước này.
Cả nước hiện chỉ còn 50% (1.549/3.000) cô đỡ thôn bản được đào tạo còn hoạt động tại 28 tỉnh miền núi. Chính sách đãi ngộ chưa bảo đảm cho cuộc sống, phải làm việc kiêm nhiệm, có địa phương không còn kinh phí hỗ trợ... khiến cho số người được đào tạo bài bản không còn mặn mà với công việc làm cô đỡ thôn bản.
Ngày 18/10, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Phòng giáo dục và Đào tạo Ba Vì, tổ chức sự kiện “Ngày hội thể thao vui và truyền thông bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản”.
Mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai (53,6%). Nhu cầu không được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình đã dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai cao.
Ngày 20/8, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội phối hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Trại giam Thanh Xuân tổ chức chương trình truyền thông kiến thức và khám sức khỏe sinh sản cho nữ phạm nhân năm 2022.
Việc giáo dục về sức khỏe sinh sản-tình dục tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống và chưa theo kịp với nhu cầu và tình hình thực tế. Do đó, Việt Nam cần phải xây dựng các hoạt động can thiệp nhằm tăng cường tư vấn và cung ứng dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Ngày 7/12, tại Hà Nội, tổ chức ActionAid Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số”, kết nối với 2 điểm cầu trực tuyến tại 2 huyện: Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk), Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).
Trong giai đoạn 2016-2020, công tác triển khai Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành giáo dục đạt được một số thành tựu, đạt được 19/22 chỉ tiêu cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội tiếp cận, tham gia, hưởng lợi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ngày 2-4, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam trao tặng Bộ Y tế các thiết bị y tế để hỗ trợ bảo đảm chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản tại các tỉnh miền trung bị bão lũ trong thời gian qua. Đến nay, UNFPA đã cung cấp 1.071 máy nghe tim thai, trị giá 130.000 đô-la Mỹ giúp bảo vệ cuộc sống các bà mẹ mang thai.
Ngày 7-1, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cung cấp 64 máy theo dõi tim thai cùng trang phục bảo hộ cá nhân trị giá 300.000 đô-la Mỹ để hỗ trợ bảo đảm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cho phụ nữ trong dịch Covid-19.