Chiều 3/12, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” để phân tích, luận bàn và tìm ra những giải pháp phòng chống, ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến tuần 46, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 27,8% so cùng kỳ năm 2023 (16.636 ca) và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía nam, chiếm 25,0% tổng số ca mắc của khu vực.
Nhiệt độ kỷ lục, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm không khí và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đang đe dọa sức khỏe của con người trên khắp thế giới.
Chiều 19/10, lãnh đạo UBND thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xác nhận bé trai T.V.M.N. (7 tuổi, ngụ xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) tử vong do sốt xuất huyết.
Ngày 17/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại huyện Krông Búk. Như vậy, đây là trường hợp thứ ba tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm đến nay.
Ngành y tế Hà Nội nhận định, một số bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà... có thể tiếp tục gia tăng thời gian tới, nhất là bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm dịch hằng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, bệnh rubella, não mô cầu, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản... có thể ghi nhận ca bệnh tản phát thời gian tới.
Ngày 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang (CDC Tiền Giang) cho biết, ngành chuyên môn đã ghi nhận ca sốt xuất huyết đầu tiên tử vong trong năm 2024 tại huyện Châu Thành (Tiền Giang).
Ngày 29/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Đây là trường hợp thứ hai tử vong vì sốt xuất huyết tính từ đầu năm tới nay.
Tại Việt Nam, vaccine sốt xuất huyết của Tập đoàn Dược phẩm Takeda đã được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) phê duyệt tháng 5/2024; chỉ định sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, không phân biệt đã nhiễm bệnh hay chưa.
Vaccine sốt xuất huyết được chứng minh có hiệu lực bảo vệ cao, hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vaccine cũng có hiệu lực cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết, với tỷ lệ giảm lên đến 90,4% sau 18 tháng tiêm liều thứ hai.
Ngành y tế Hà Nội nhận định, hiện đã bắt đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại Hà Nội (từ tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trên địa bàn thành phố thời gian tới.
Ngày 20/9, những mũi tiêm vaccine sốt xuất huyết đã chính thức được tiêm cho trẻ em Việt Nam. Vaccine do Hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản nghiên cứu và phát triển trong gần 45 năm, đã được triển khai tiêm rộng rãi tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Ngày 10/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm một bệnh nhân ở huyện Minh Hóa tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy, trong vòng chưa đầy một tháng, Quảng Bình có 2 trường hợp chết do sốt xuất huyết và đều từ cơ sở điều trị tuyến dưới chuyển lên tuyến trên khi bệnh quá nặng không còn cơ hội cứu chữa.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao nhằm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bộ Y tế liên tục đưa ra đề nghị, yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh thường xảy ra trong mùa tựu trường.
Chiều 20/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, một cháu bé gần 1 tuổi ở huyện Quảng Trạch vừa tử vong vì sốt xuất huyết, là ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn đang gia tăng, thành phố Hải Phòng đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống, kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch lan rộng.
Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống bệnh tật Sở Y tế Gia Lai, so với cùng kỳ năm 2023, năm nay dịch sốt xuất huyết giảm 58%. Tuy nhiên từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện 510 ổ dịch, với 1.500 người mắc bệnh sốt xuất huyết.
Ngày 16/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết. Đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì sốt xuất huyết tính từ đầu năm tới nay.
Tại thành phố Hải Phòng đã xuất hiện ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết Dengue, lãnh đạo thành phố quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung cao cho công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, điều khác biệt trong mùa sốt xuất huyết năm nay là khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ,… và các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… có vẻ như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.
Ngày 5/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần từ ngày 26/7 đến 2/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 46 ca so tuần trước đó.
Vùng Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa mưa, thời tiết diễn biến phức tạp, là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi. Đây là tác nhân chính lây truyền bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh Long An, Bến Tre và Tiền Giang.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, tại Lào tổng cộng 9.178 ca bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận, trong đó có 8 ca tử vong. Đáng chú ý, chỉ trong vòng hơn 1 tháng mùa mưa (từ cuối tháng 6 tới nay), số ca bệnh đã tăng gần gấp đôi.
Trước nguy cơ dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát trong cộng đồng, tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo ngành y tế, các cơ quan hữu quan, thành phố Gia Nghĩa, Ủy ban nhân dân các huyện chủ động phối hợp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, kịp thời ngăn chặn dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng.
Trước tình trạng một số bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc-xin đang có chiều hướng gia tăng như sởi, ho gà, bạch hầu..., Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành y tế trong việc kiểm soát, không để các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.