Nhằm chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về tài chính cho phát triển, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cải cách hệ thống tài chính quốc tế mà ông mô tả là “lỗi thời, loạn chức năng và không công bằng”. Đây là việc làm cấp thiết trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn.
Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tích cực đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng một nghị quyết về AI cân bằng, đặt nền móng cho việc xây dựng các khuôn khổ quản trị và hợp tác quốc tế.
Yêu cầu về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp tục là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được đề ra trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đến nay, Chính phủ đã hai lần ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2011-2020 và 2021-2030, cùng với các kế hoạch hành động thực hiện.
Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.
Diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, tại New York (Mỹ), Hội nghị thượng đỉnh về các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đánh dấu thời điểm thế giới đi được nửa chặng đường trên hành trình hiện thực hóa các SDG vào năm 2030.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hoan nghênh các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết đẩy nhanh nỗ lực hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) về thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) năm 2023 của Việt Nam, do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày ngày 14/7, tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF), đã khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Đưa thế giới trở lại lộ trình phát triển bền vững là thông điệp mạnh mẽ được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) đưa ra tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc. Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hơn cho lộ trình phát triển, vốn đang đứng trước thời điểm mang tính quyết định, song bị đe dọa bởi hàng loạt cuộc khủng hoảng.
Bộ trưởng Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia Suharso Monoarfa ngày 14/8 tuyên bố, các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí tăng cường hợp tác đa phương và thúc đẩy việc thiết lập quỹ phát triển dành cho những nước kém phát triển và đang phát triển, cũng như các đảo quốc nhỏ.
Ngày 21-12, Dự án Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và Giảm nghèo đa chiều trong dân tộc thiểu số Việt Nam chính thức được khởi động, với ngân sách hỗ trợ cho cả hai giai đoạn gần hai triệu USD.