Sáng 19/7, tại Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo tỉnh Gia Lai (phường Quy Nhơn Nam) chính thức khai mạc cuộc thi Robotacon Gia Lai mở rộng năm 2025. Đây là sự kiện khoa học-công nghệ lớn được tỉnh xác định là cột mốc phát triển hệ sinh thái giáo dục STEM địa phương.
Ngày 9/7, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) phối hợp YouTube và MCV Group chính thức phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề “Việt Nam: Đi để yêu!”.
Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Sáng 30/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các nghị quyết, quyết định của Trung ương.
Ngày 21/6, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024-2025 và trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 9 cho 153 nhà giáo.
Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác liên doanh chính thức ký hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) cho lô 15-1 tại vùng biển thềm lục địa phía nam Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu chỉ đạo.
Sáng 18/6 (giờ địa phương), tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Expoforum ở thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga đã chính thức diễn ra Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025 (SPIEF 2025) với chủ đề chính “Các giá trị chung - cơ sở cho sự tăng trưởng trong thế giới đa cực”.
Cơn lốc chuyển đổi số của cả xã hội đang tạo sức ép ngày càng lớn đối với tiến trình đổi mới công nghệ làm báo. Và Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa mở “luồng xanh” cho đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số báo chí diễn ra mạnh mẽ hơn.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu ngày càng cao về tự chủ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho các lĩnh vựccông nghệ chiến lược trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
Với mục tiêu đón 31 triệu khách du lịch trong năm 2025, góp phần đạt mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội hơn 8%, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều nỗ lực ngay từ đầu năm.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, nhiều sản phẩm văn hóa-giải trí về lịch sử do người trẻ thực hiện đã ra mắt trên nền tảng số, trong đó nổi bật là dự án tái hiện Địa đạo Củ Chi như một “bảo tàng ảo” trong game online, mang đậm dấu ấn sáng tạo trong cách người trẻ ghi nhớ lịch sử và lan tỏa niềm tự hào.
Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành trọng tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Tại Bình Định, khởi nghiệp sáng tạo không đơn thuần là sự đổi mới công nghệ, đó còn là việc xây dựng hệ sinh thái, liên kết nguồn lực và tạo ra ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hà, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn, quận Long Biên (Hà Nội) đã dành cả thanh xuân của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cô là tấm gương tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện của nhà trường và xã hội.
Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Báo Tiền Phong, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Gia Lai có 21 thành viên, trong đó đồng chí Hồ Văn Niên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là Trưởng Ban chỉ đạo.
Sáng 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Chi bộ là hạt nhân chính trị của Đảng. Đảng vững mạnh khi mỗi tổ chức hạt nhân thể hiện rõ vai trò lãnh đạo thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở.
Năm 2025 là năm quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIV dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, cũng là năm bước ngoặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển và phồn vinh.
Giải thưởng hướng tới tôn vinh những giá trị mà công nghệ mang đến cho cuộc sống; truyền cảm hứng sáng tạo, khơi dậy niềm tự hào về những thành tựu đột phá của công nghệ Việt.
Nhằm xây dựng và triển khai chính sách phát triển đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả, Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định quy định một số nội dung về sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo tại các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên cả nước.
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được Trung ương xác định là nhiệm vụ chiến lược, tạo cú huých cho tăng trưởng, hiện thực hóa khát vọng hùng cường trong kỷ nguyên mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực tế tại các địa phương đã ghi nhận những nỗ lực và quyết tâm tạo xung lực, khí thế mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đang dần trở lại quỹ đạo phát triển của mình khi chỉ số tăng trưởng đạt được kết quả tích cực. Việc triển khai cơ chế đặc thù đang giúp cho Thành phố tháo gỡ dần những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực phát triển, từng bước tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; qua đó củng cố nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, góp phần hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2025, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
Năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hơn 11%; trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3% trở lên, công nghiệp-xây dựng tăng 15% trở lên, dịch vụ tăng 8% trở lên và thuế sản phẩm tăng 10% trở lên.
Phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay không những là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết của các quốc gia nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ bản sắc văn hóa và tạo động lực thúc đẩy kinh tế.
Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách hơn 500.000 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch, đóng góp 27% tổng thu cả nước. Kết quả nêu trên là thành quả không ngừng nghỉ trong cải cách thể chế, vận dụng những ưu thế vượt trội của các chính sách đặc thù vào cuộc sống.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ năng động và sáng tạo là yếu tố then chốt để phát triển lâu dài và bền vững tại các địa phương. Tại Thừa Thiên Huế, công tác này đã được triển khai qua nhiều chương trình và mô hình khác nhau, tạo ra những bước tiến rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hóa truyền thống.