Dù nắng nóng cao điểm, song những ngày này, trên công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (Quảng Bình) vẫn rộn ràng không khí thi đua lao động, đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm về điện, kịp bổ sung nguồn điện quốc gia. Chủ đầu tư và các nhà thầu phấn đấu hoàn thành và đưa công trình vào vận hành đầu tháng 9/2025.
Để bảo đảm điện năng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, việc thúc đẩy đầu tư cho sản xuất điện, tăng cường năng lực nguồn điện, phát điện vẫn là chưa đủ mà một lĩnh vực quan trọng không kém, đó là sử dụng điện một cách hiệu quả, bền vững và tiết kiệm. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay khi nguồn cung điện đang gặp nhiều thách thức.
Ngày 4/6, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 5 tháng qua, TKV đã tiêu thụ 22,49 triệu tấn than, bằng 110% so cùng kỳ, trong đó cung cấp cho các hộ điện 19,8 triệu tấn than, bằng 115% cùng kỳ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong tháng 1 tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tốt so với tháng 12/2023 và cùng kỳ, qua đó, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô cũng như bảo đảm an ninh năng lượng, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc bảo đảm cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.
Là một sản phẩm hàng hóa đặc thù, phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, song ở khía cạnh xã hội, điện năng cũng là ngành trực tiếp phục vụ đời sống dân sinh.
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm về "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" để có cái nhìn tổng quan, sinh động, toàn diện về thực trạng nêu trên, việc giải bài toán về cấu thành giá điện giữa chi phí đầu vào và chi phí bán ra; so sánh giá bán điện trong sự tương quan về chi phí đầu vào với với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó xác định những việc cần làm để có giá bán điện phù hợp, hướng tới cân đối, hài hòa được nhiều mục tiêu khác nhau.
Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có, với nỗ lực vượt bậc, 9 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực, góp những gam màu sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.
Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD được cung cấp bởi Quỹ Đổi mới khí hậu và phát triển (CIDF) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quản lý sẽ góp phần gỡ khó đối với việc tài trợ các công trình điện mặt trời có vòng đời kinh tế lâu dài ở Việt Nam, đồng thời cũng là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại nước ta.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện sản xuất của Công ty Nhiệt điện Mông Dương là 4,078 tỷ kWh, đạt 58,1% kế hoạch giao năm 2023, cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 547 triệu kWh và đạt 102% kế hoạch 6 tháng theo phát động thi đua sản xuất điện mùa khô của Tổng Công ty Phát điện 3.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, hiện nay trên một số phương tiện thông tin đại chúng có nêu về việc “thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện”. Để tránh sự hiểu lầm của dư luận về trách nhiệm của các đơn vị cung cấp than, EVN cung cấp thông tin để làm rõ vấn đề này như sau.
Chiều 11/6, tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất và cung ứng điện tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương (thuộc Tổng công ty Phát điện 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh và việc khai thác, cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện tại Công ty cổ phần Than Hà Tu.
Theo kế hoạch, năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ cung cấp đủ khối lượng hợp đồng đã ký với các nhà máy nhiệt điện. Riêng các nhà máy nhiệt điện BOT với tiến độ huy động của EVN, khả năng TKV phải cấp tăng khoảng 2 triệu tấn.
Để bảo đảm cung cấp đủ than cho sản xuất điện, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp nghiên cứu điều chỉnh quy định về tiêu thụ than để các đơn vị trực thuộc mua than về pha trộn.
Enzyme Huc là một loại pin tự nhiên, được phân lập từ loại vi khuẩn Mycobacterium smegmatis phổ biến trong đất, có thể phát triển thành nguồn năng lượng tái tạo chi phí thấp cho các thiết bị nhỏ.
Năm 2022, tình hình cung cấp than gặp nhiều khó khăn; tình hình thời tiết, phụ tải diễn biến bất thường; sự tham gia của năng lượng tái tạo vào hệ thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị ngành nhiệt điện, trong đó có Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn. Tuy nhiên, thực hiện chủ đề năm là “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” đơn vị đã hết sức nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn để giữ vững nhịp độ tăng trưởng và có những đột phá mới…
Trong dự án, các chuyên gia tìm cách làm cho turbin hoạt động bằng năng lượng sản sinh ra khi chất lỏng, được làm mát nhờ tuyết, bốc hơi do hơi nóng trong không khí chung quanh.
Ngày 23/11, Bộ Năng lượng Ukraine thông báo tất cả các nhà máy điện hạt nhân và hầu hết các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước này đã tạm thời ngừng hoạt động.
Trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 9/9 tới, bộ trưởng năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận các biện pháp khẩn cấp thực hiện trên toàn khối, nhằm kiềm chế giá năng lượng đang tăng cao, trong đó có mức trần giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các bên tham gia thị trường năng lượng.
Bộ trưởng Năng lượng và mỏ Cuba (Minem) Liván Arronte cho biết, ngành năng lượng nước này đang phải hứng chịu nhiều khó khăn do các biện pháp bao vây cấm vận mà Mỹ đơn phương áp đặt.
Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga đang gặp khó khăn, nhất là việc phải chuẩn bị lượng khí đốt dự trữ cho mùa đông tới, nhiều nước châu Âu đã có những chiến lược riêng để ứng phó với những khó khăn liên quan tới nguồn cung năng lượng.