Bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu kết nối thông tin, hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức, trong đó có vấn đề bảo vệ bản quyền trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đó cũng là nội dung chính của hội thảo về bảo vệ bản quyền do Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa tổ chức tại Hà Nội.
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo "Bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học" với hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện thu hút đông đảo giới chuyên môn là giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, luật sư, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học.
Trong phát triển công nghiệp văn hóa ngày nay không thể không nhắc tới công nghiệp sáng tạo nội dung số. Đồng thời một trong những vấn đề cần thiết đặt ra là bảo vệ quyền tác giả cũng như các quyền liên quan.
Theo thông tin từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền, trong đó tập trung vào thực thi bản quyền trên môi trường số sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 21/6 tại Hà Nội với 34 chủ đề và 50 tham luận của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam.
Thực tế cho thấy, sự phổ biến của internet và công nghệ số đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sao chép và phân phối trái phép các tác phẩm, điều này đặt ra vấn đề về việc làm thế nào để thực thi các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh nền kinh tế số một cách hiệu quả và công bằng.
Sáng 26/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Cơ quan bảo vệ Bản quyền Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn bản quyền Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề Chính sách bản quyền trên môi trường số và phương án hợp tác.
Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội Hòa Bình đã tổ chức lễ công bố quyền tác giả cho sản phẩm đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê-tông ly tâm V + và khánh thành đường mẫu đường sắt trên cao và đường cao tốc trên cao.
Với sự năng động và muốn được cống hiến, sinh viên Thủ đô không ngừng sáng tạo các hoạt động hướng đến cộng đồng. Nhiều dự án được áp dụng trong thực tiễn mang lại giá trị tích cực.
Với việc hoàn thành trước một năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới, chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội được bình chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2023.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ, nhiều thách thức đang đặt ra đối với vấn đề bảo vệ quyền tác giả, nhất là với lĩnh vực điện ảnh, một trong những thể loại thường xuyên phải đối mặt với các hình thức xâm phạm bản quyền tinh vi, trắng trợn trên không gian mạng.
Môi trường số đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan. Trong đó có sản phẩm của ngành công nghiệp điện ảnh.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 đã tạo nên làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó có các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo của Việt Nam. Chuyển đổi số và không gian số cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các sản phẩm trí tuệ sáng tạo, trong đó có vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý vụ kiện xâm hại quyền tác giả với sói Wolfoo là diễn biến mới của cuộc chiến pháp lý giữa “cha đẻ” Wolfoo” và “cha đẻ” Peppa Pig - hai thương hiệu phim hoạt hình trẻ em có hàng tỷ lượt xem trên các nền tảng số toàn cầu.
Ngày 31/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Sáng 11/11, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo về hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan và lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, qua 16 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ bộc lộ những bất cập, khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc sửa đổi lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Tại trụ sở của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17/11, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva đã trao Văn kiện nộp lưu việc Việt Nam gia nhập Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) cho Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang, Cơ quan lưu chiểu theo quy định của Hiệp ước.