15 năm triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách an sinh xã hội nhân văn được áp dụng từ ngày 1/1/2008. Qua hơn 15 năm triển khai, chính sách đã có được những kết quả khả quan.
Hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất.
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực. Đó là: có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để bảo đảm cuộc sống và chăm sóc sức khỏe khi hết tuổi lao động, người thân được nhận chế độ tử tuất khi chẳng may người tham gia qua đời.
Năm 2017, trước thời điểm Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 28) ban hành, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của cả nước là 224 nghìn người. Từ khi triển khai Nghị quyết 28, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không ngừng tăng, kể cả trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Vào năm 2018 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 28, toàn quốc có hơn 277 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đến hết tháng 3/2023, con số này đạt gần 1,5 triệu người, gấp 5,4 lần so với thời điểm năm 2018.
Đến hết tháng 3/2023, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt gần 1,5 triệu người, gấp 5,4 lần so với thời điểm năm 2018.
Cùng với đó, hệ thống tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và mạng lưới cộng tác viên được mở rộng, phủ khắp đến từng xã, phường, thị trấn với mạng lưới cộng tác viên được trải đều đến từng thôn, bản, tổ dân phố… tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Với những kết quả đạt được cho thấy, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong việc bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân của Đảng, Nhà nước.
Tăng quyền lợi thụ hưởng cho người tham gia
Cùng với quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện được sửa đổi theo hướng gia tăng quyền lợi thụ hưởng; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tự bảo đảm an sinh cho chính mình. Cụ thể như sau:
Người tham gia được lựa chọn mức đóng và được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Mức hỗ cụ thể từ ngân sách là: 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của người tham gia nhưng tối đa không quá 10 năm (120 tháng).
Mức đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay sau khi được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng. |
Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự do được tiếp cận và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, hiện nay, nhiều tỉnh còn hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngoài mức quy định của Nhà nước. Do đó, số tiền thực đóng của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các địa phương này sẽ ít hơn.
Không chỉ được lựa chọn mức đóng, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được lựa chọn phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.
Cụ thể, người tham gia có thể đóng định kỳ: hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần; nhiều năm một lần (không quá 5 năm/lần).
Cùng với đó, có thể đóng 1 lần: Cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
3 chế độ quan trọng với bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khi có đủ các điều kiện theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng ba chế độ dưới đây.
Thứ nhất, người tham gia được hưởng lương hưu hằng tháng để có nguồn thu nhập ổn định khi hết tuổi lao động
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng khi đủ điều kiện. Lương hưu với mức hưởng cao hơn nhiều so với mức đóng và định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế phù hợp ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội để bảo đảm cuộc sống của người tham gia.
Thứ hai, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt quá trình hưởng lương hưu, với mức hưởng bằng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất nếu người tham gia qua đời.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên, hoặc người đang hưởng lương hưu khi qua đời, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Trường hợp người đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đang bảo lưu thời gian đóng, đang hưởng lương hưu mất thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện các thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng theo các hình thức: trực tiếp (qua tổ chức dịch vụ được ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú hoặc tạm trú) hoặc trực tuyến (qua Cổng Dịch vụ công bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia).
Mới đây, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang trình lấy ý kiến nhân dân đã đề xuất bổ sung trợ cấp thai sản cho lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi sinh con. Mức trợ cấp đề xuất là 2 triệu đồng cho một con. Nguồn kinh phí chi trả sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải đóng thêm so với quy định hiện hành.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề nghị bổ sung trợ cấp thai sản cho lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi sinh con. Mức trợ cấp đề xuất là 2 triệu đồng cho một con.