Phong vũ biểu của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) quý 1/2024 cho thấy, du lịch quốc tế đang trên đà phục hồi gần như hoàn toàn về mức trước đại dịch ở tất cả các khu vực, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường có lượng khách quốc tế phục hồi tốt nhất tại châu Á-Thái Bình Dương.
Giám đốc điều hành của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) nhận định, sự phục hồi của du lịch toàn cầu sau đại dịch Covid-19 đang diễn ra thuận lợi, đồng thời dự báo rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lữ hành và du lịch lớn nhất thế giới trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Sáng 18/8, tại thành phố Quy Nhơn, Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Bình Định phối hợp 51 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch công bố Chương trình kích cầu du lịch Bình Định mùa thấp điểm năm 2023. Thời gian áp dụng từ ngày 8/9/2023 đến hết ngày 31/1/2024.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch, Chính phủ Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch theo hướng bền vững thông qua Dự án du lịch bền vững giai đoạn 2023-2027.
Bảo vệ khách du lịch thông qua Bộ quy tắc quốc tế của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi của du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một nội dung quan trọng của Phiên thảo luận cấp cao về những thách thức và cơ hội nổi bật để phục hồi ngành du lịch trong khu vực.
Các quy tắc của bộ Quy tắc quốc tế về bảo vệ khách du lịch sẽ góp phần tạo thuận lợi tốt hơn cho du khách cũng như bảo đảm quyền lợi của du khách khi đi du lịch. Từ đó du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn, các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ thu hút nhiều hơn du khách tới tham quan, du lịch.
Ngành du lịch Cuba đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 khi đảo quốc xinh đẹp này ghi nhận lượng khách nước ngoài bùng nổ trong những tháng đầu năm 2023.
“Điểm đến du lịch thông minh, nâng cao nguồn nhân lực và bình đẳng giới trong du lịch” đóng vai trò tiên phong của quá trình phục hồi du lịch hậu Covid-19 trong khu vực. Đây là nhận định được các đại biểu nhất trí tại Diễn đàn Du lịch Mê Công 2023 (MTF) với chủ đề “Tư duy lại về khả năng phục hồi và số hóa trong du lịch” (Rethink Resilience and Digitalisation).
Phục hồi du lịch sau những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Quý 1 năm 2023, du lịch Việt Nam trên đà phục hồi mạnh mẽ với tổng thu từ khách du lịch đạt gần 133 nghìn tỷ đồng, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1/3 lượng khách quốc tế mục tiêu của năm 2023.
Trong dịp Tết Quý Mão 2023, du lịch Khánh Hòa được đánh giá là thắng lợi. Năm 2022, ngành du lịch Khánh Hòa đã thực hiện vượt rất cao các chỉ tiêu của đặt ra. Năm 2023, ngành du lịch đặt mục tiêu đón hơn 4 triệu lượt khách, tăng gần 100% so với năm 2022. Điều ấy cho thấy, du lịch Khánh Hòa đang có sự phục hồi ấn tượng, tạo được đà tăng trưởng mạnh mẽ cho những năm tiếp theo.
Trái ngược với bức tranh sáng của du lịch nội địa, thị trường du lịch quốc tế của Việt Nam lại có phần ảm đạm khi lỡ nhịp phục hồi của vị trí mở cửa lại sau Covid-19 sớm nhất khu vực. Nhiều chuyên gia nhận định, cơ hội vàng bùng nổ hậu Covid-19 của du lịch Việt đã “vượt khỏi tầm tay”… Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, Việt Nam mới chỉ đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, kém xa chỉ tiêu 5 triệu lượt đặt ra trước đó.
Chiều 16/12, Báo Nhân Dân phối hợp với Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) tổ chức hội nghị bàn tròn với chủ đề: Phục hồi kinh tế và doanh nghiệp 2023: Giải pháp tạo bứt phá từ trụ cột “Dịch vụ hàng không - du lịch”. Hội nghị có sự tham dự của hơn 30 tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu và các chuyên gia hàng không - du lịch.
Mặc dù thị trường nội địa có sự bứt phá mạnh mẽ nhưng nếu không tăng trưởng khách quốc tế, ngành hàng không, du lịch Việt Nam không thể phục hồi và phát triển toàn diện. Bên cạnh sự nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp, cần có sự chung tay của các bộ, ngành liên quan và hành động kịp thời của Chính phủ mới có thể đưa hai ngành kinh tế quan trọng này thoát ra khỏi khó khăn, trở lại vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế.
Diễn đàn Du lịch Mekong 2022 tại Quảng Nam là cơ hội vàng để tỉnh quảng bá hình ảnh và tăng cường liên kết du lịch với các nước thành viên của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch và chuẩn bị nguồn lực để đón khách nên ngay sau khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, ngành du lịch Nghệ An đã có bước bứt tốc phát triển ngoạn mục về cả số lượng du khách đến, lưu trú và doanh thu từ du lịch.
Du lịch quốc tế tại châu Âu đã tăng trở lại một cách mạnh mẽ vào mùa hè này và các chuyên gia tin rằng ngành du lịch tại các điểm đến quan trọng của khu vực sẽ tiếp tục phục hồi trong những tháng mùa thu và mùa đông năm nay.
Để du lịch Việt Nam lấy lại những gì đã mất trong 2 năm dịch bệnh, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần có những giải pháp đột phá, mạnh dạn thí điểm các mô hình, cơ chế mới.
Tổng cục Du lịch ngày 5/9 cho biết, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 1-4/9/2022), ước tính cả nước đã phục vụ khoảng 3 triệu lượt khách du lịch. Đáng chú ý, khách du lịch quốc tế tới các địa phương trọng điểm du lịch tăng mạnh, là tín hiệu khả quan cho mùa du lịch inbound (khách quốc tế vào Việt Nam) của Việt Nam từ tháng 10 sắp tới.
Trong 8 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt trung bình 58%/tháng, thị trường du lịch nội địa phục hồi hoàn toàn, giá trị đóng góp về kinh tế của ngành du lịch đang quay trở lại rất gần với kết quả trước đại dịch.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 23/8/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch năm 2022 bàn về tình hình triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi du lịch.
Báo The Business Times (Singapore) ngày 23/8 đăng bài viết của tác giả Michael Arnold đánh giá lĩnh vực du lịch của Việt Nam đang sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến sẽ vượt mức trước đại dịch vào năm 2024.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 14, chiều 10/8, tại hội trường Diên Hồng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.
Sáng 8/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tổng cục Du lịch tổ chức khai mạc sự kiện “Liên kết sức mạnh Du lịch Việt Nam”.
Các thị trường khách đang hồi phục khá nhanh, số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng nhanh, Việt Nam tiếp tục nằm trong top những điểm đến có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế gia tăng... là những thông tin chính vừa được Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin ngày 1/8.
Trong 7 tháng năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khách nội địa gấp 1,8 lần của cả năm 2021. Doanh thu du lịch, dịch vụ tăng cao là những yếu tố cho thấy sự phục hồi tích cực của du lịch Việt Nam.
Ngày 25/7, Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam dự kiến diễn ra vào hai ngày 8 và 9/8 do Hiệp hội du lịch Thành phố tổ chức.
Các số liệu về du lịch quốc tế cho thấy du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng sau khi Việt Nam chính thức mở lại toàn bộ hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022.
Những kết quả bước đầu đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022 đã cho thấy sự cố gắng của ngành du lịch. Ngay trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch nước ta vẫn được các tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao và đạt nhiều giải thưởng.