Kết quả chương trình phòng, chống lao của Tây Ninh trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tỉnh còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục được hỗ trợ, tháo gỡ.
Ngày 12/9, tại Tiền Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương-Chương trình chống lao quốc gia phối hợp với dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao tổ chức Hội thảo vận động tăng cường cam kết của địa phương cho công tác phòng, chống lao 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Dịch tễ lao ở tỉnh Đồng Tháp còn rất cao. Sự hiểu biết về bệnh lao trong cộng đồng còn hạn chế, phần lớn các ca phát hiện bệnh lao trễ, bệnh có dấu hiệu nặng và có bệnh lý đi kèm.
Chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao của Việt Nam "Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao" hưởng ứng mạnh mẽ chủ đề của thế giới, khẳng định những nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất của Việt Nam trong công tác phòng chống lao, đồng thời chủ đề năm nay tiếp tục khẳng định mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Bệnh viện Phổi Trung ương là một trong những đơn vị đầu tiên được tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí viện trợ của Quỹ Toàn cầu từ năm 2004. Gần 20 năm qua, những đóng góp của Quỹ Toàn cầu cho hoạt động phòng, chống lao tại Việt Nam là hơn 256 triệu USD.
Sau 40 năm lịch sử điều trị lao, nhóm các nhà khoa học Việt Nam hợp tác cùng các nhà khoa học thế giới đã nghiên cứu và phát triển thành công phác đồ điều trị lao 4 tháng, là một bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Áp dụng phác đồ mới, thuốc mới, cụm công trình nghiên cứu này đã cứu sống hàng nghìn người bệnh lao đa kháng, tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc, trước đây coi như vô phương cứu chữa.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Chương trình chống Lao Quốc gia đã phát hiện được 76.072 ca bệnh lao mới, ngang bằng thời trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Sau Covid-19, bệnh lao có thể sẽ bùng phát trên diện rộng, nhiều gia đình bị ảnh hưởng. Bởi vậy, năm 2022, nhiệm vụ của công tác phòng, chống lao phải tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện nhiều nhất người mắc bệnh lao và điều trị tốt nhất để tiến tới mục tiêu chấm dứt lao vào năm 2030.
“Trước đây, chúng ta đợi người dân có triệu chứng đến khám để phát hiện lao thì nay chúng ta phải chủ động đến với người dân bằng chiến lược 2X. Chúng tôi sẽ xây dựng bản đồ để biết nhà nào đã được tầm soát lao. Đây sẽ là chiến dịch tầm soát như phòng, chống Covid-19”, PGS, TS Nguyễn Viết Nhung nói.
Dự án “Phát triển hệ thống y tế bền vững” do USAID tài trợ sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong bốn năm tới. Đồng thời, hỗ trợ quá trình Việt Nam chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn cho Chương trình Phòng, chống HIV và lao.