Bệnh viện Phổi Tây Ninh và Tổ chức Di cư quốc tế IOM tại Việt Nam vừa tổ chức sơ kết Chương trình Chống lao của tỉnh, đẩy mạnh công tác phòng, chống lao cho người dân và người di cư tại khu vực biên giới.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO Global TB Repot 2023).
Tại tỉnh Tây Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng số thu nhận điều trị lao nhạy cảm các thể là 1.896. 95% người dân điều trị lao đã có bảo hiểm y tế. Trong năm 2023, tỉnh đã triển khai khám sàng lọc được 5 huyện giáp biên giới phát hiện được 63 ca và đưa vào điều trị 60 ca và chuẩn bị triển khai khám sàng lọc tiếp tục cho năm 2024.
Tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Tây Ninh, kết quả chương trình phòng chống lao của Tây Ninh trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt so với mục tiêu đề ra. Tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện và thu nhận điều trị tại Tây Ninh năm 2023 là 2.649 bệnh nhân, tỷ lệ lao các thể/100.000 dân là 218.
Trong 9 tháng đầu năm, bệnh viện khám phát hiện 9.167 trường hợp, phần lớn người bệnh tự đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tây Ninh để khám và xét nghiệm Gene Xpert, Truenat để chẩn đoán bệnh lao kháng thuốc. Tỷ lệ điều trị thành công vẫn được duy trì ở mức cao trên 90%, đáp ứng được chỉ tiêu của chương trình chống lao.
Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cùng đoàn công tác của Chương trình Chống lao quốc gia đã dâng hương viếng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82, tỉnh Tây Ninh. |
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, tỉnh Tây Ninh đang thiếu đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên phục vụ cho công tác chuyên môn; chưa triển khai được các kỹ thuật cao tại đơn vị như thở máy, nội soi phế quản, chụp cắt lớp vi tính, nuôi cấy kháng sinh đồ, giải phẫu bệnh lý... nên tỷ lệ chuyển viện còn cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp chưa được sửa chữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
Bên cạnh đó, do gặp rào cản về ngôn ngữ nên khó có thể trao đổi các vấn đề về chuyên môn và điều trị cho người bệnh.
Chương trình Chống lao quốc gia sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ các đơn vị các vướng mắc trong triển khai, đặc biệt là các hoạt động phát hiện chủ động, sàng lọc các đối tượng nguy cơ cao theo kế hoạch. Cùng với sự đồng hành và nỗ lực của các tỉnh trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2024, Chương trình Chống lao quốc gia kỳ vọng con số phát hiện sẽ còn được cải thiện, đáp ứng được mục tiêu và chỉ số của các dự án, cũng như của chương trình.
Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng cũng đã có cuộc gặp mặt xúc động với bác Alain Phạm Ngọc Định, là con trai của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. |
Cũng nhân dịp này, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cùng đoàn công tác của Chương trình Chống lao quốc gia đã dâng hương viếng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82, tỉnh Tây Ninh.
Đặc biệt, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng cũng đã có cuộc gặp mặt xúc động với bác Alain Phạm Ngọc Định, là con trai của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tại chính ngôi nhà năm xưa của bác Thạch tại số nhà 202, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.