Theo đó, tỉnh hỗ trợ ít nhất có 2 hợp tác xã/năm từ trung bình phấn đấu lên khá; vận động thành lập mới từ 5 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác/năm; xây dựng ít nhất 2 hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị; sản xuất sản phẩm OCOP.
Trước đó, tỉnh Ninh Bình đã ban hành Đề án số 16/ĐA-UBND về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025. Kinh nghiệm của Ninh Bình là giao cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp các ngành chức năng, các huyện, thị xã tăng cường thực hiện các nội dung như triển khai ở thành phố Tam Điệp; tích cực tham mưu cho Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của tỉnh thực hiện củng cố hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã theo đề án số 16 nêu trên phù hợp từng vùng, từng huyện.
Tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong thời gian tới, tỷ lệ hợp tác xã sản xuất kinh doanh hiệu quả đạt từ 70% trở lên; tỉnh sẽ xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động; tiếp tục phát triển các tổ chức kinh tế tập thể trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, thành lập mới từ 20-25 hợp tác xã/năm; 20-30 tổ hợp tác/năm; tổng số thành viên tăng ít nhất 20%/năm; có 50% số tổ chức kinh tế tập thể liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá.
Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ quản lý; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nhất là đối với các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị; sản xuất xanh; sản xuất sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đưa Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới" vào cuộc sống.