Dữ liệu của batdongsan.com.vn quý I/2025 cho thấy lượng tìm kiếm chung cư bán trong tháng 3/2025 so với tháng 2/2025 tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng 13%. Trong khi đó, lượng tin đăng trên nền tảng này đã tăng 20% tại Hà Nội và tăng 30% tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi tích cực khi tín dụng được nới lỏng một cách thận trọng, lãi suất giảm và nguồn cung gia tăng. Dòng tiền rẻ có xu hướng đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản và chứng khoán.
Ngày 7/3, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đầu năm 2025.
Khép lại phiên giao dịch 19/2, giá đậu tương tăng nhẹ 0,24% lên mức 381 USD/tấn, ghi nhận phiên thứ ba liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh lo ngại tình hình nguồn cung tại Nam Mỹ.
Theo đúng quy luật, mô hình thị trường bất động sản phải như hình kim tự tháp. Tầng đáy là phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Phần thân là nhà ở giá trung bình và phần ngọn là nhà ở cao cấp. Tuy nhiên, quy luật của thị trường bất động sản hiện nay đang bị đảo lộn.
Giá quặng sắt đã duy trì xu hướng giảm trong suốt 9 tháng đầu năm do sức ép từ nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối tháng 9, bất chấp việc không có sự cải thiện nào về yếu tố cơ bản, giá quặng sắt dần phục hồi và tăng hơn 14% chỉ trong vòng ba tuần.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (8/10), thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ. Trong đó, giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh xóa sạch mức tăng thiết lập đầu tuần trước sau khi Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hạ dự báo về tình trạng thâm hụt nguồn cung. Kết thúc phiên, giá dầu WTI và Brent cùng giảm 4,63%, lần lượt xuống còn 73,57 USD/thùng và 77,18 USD/thùng.
Với số lượng sản phẩm nhà ở được mở bán mới khá lớn, bao gồm cả phân khúc chung cư và nhà ở gắn liền với đất, nhiều khả năng sẽ chấm dứt chu kỳ khan hiếm nguồn cung nhà ở tại Hà Nội trong thời gian qua.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (13/8), lực bán mạnh quay lại thị trường nông sản. Trong đó, giá mặt hàng ngô chịu áp lực từ khi mở cửa và suy yếu gần 1,5% trong bối cảnh thời tiết tại Mỹ đón nhận những thông tin tích cực về nguồn cung.
Thị trường nông sản tiếp tục diễn biến trái chiều. Giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 7 quay đầu tăng 1% vào hôm qua, xóa đi hoàn hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó.
Đóng cửa ngay đầu tuần, giá lúa mì dẫn dắt đà tăng toàn thị trường khi nhảy vọt tới gần 6%, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Với nhịp tăng này, giá lúa mì đã chạm mốc cao nhất kể từ tháng 7/2023.
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch 20/2, giá Arabica đánh mất 0,24% và giá Robusta quay đầu giảm gần 1%, sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó. Số liệu xuất khẩu tích cực từ quốc gia cung ứng cà-phê lớn nhất thế giới, kết hợp với sự hồi phục của dữ liệu tồn kho đã tạo áp lực kép lên giá cà-phê.
Giá ngô thế giới là một thước đo chi phí của ngành chăn nuôi Việt Nam bởi tự chủ nguồn cung nguyên liệu vẫn còn là thách thức lớn. Nhưng sắp tới, các doanh nghiệp còn có thể phải đối mặt với “con sóng” mới sau những bất ổn làm gián đoạn chuỗi cung ứng đầu vào.
Theo MXV, kết thúc ngày giao dịch 9/1, giá dầu quay đầu tăng sau phiên lao dốc mạnh trước đó do mối lo về nguồn cung vẫn còn tiềm ẩn. Cụ thể, dầu WTI tăng 2,08% lên 72,24 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 77,59 USD/thùng, tăng 1,93%.
Cùng với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, chủ yếu nhờ nhu cầu tại Trung Quốc và Ấn Độ đạt mức kỷ lục trong quý cuối năm nay. Theo OPEC, các dữ liệu gần đây cho thấy xu hướng tăng trưởng toàn cầu khởi sắc cùng các nguyên tắc cơ bản lành mạnh của thị trường dầu mỏ.
Diễn biến bất ngờ của giá dầu thô và xu hướng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ đang đặt ra nhiều bài toán cho ngành dầu khí Việt Nam. Vậy làm sao để ngành có thể giảm bớt được những áp lực từ "vòng xoay" thế giới?
Liên minh châu Âu (EU) và Philippines đã nhất trí khôi phục thương mại và khởi động lại các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương.
Mặc dù định hướng gia tăng sản lượng nội địa để giảm bớt phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu đã được đề ra và thực hiện từ năm 2016, nhưng cho đến 3 năm gần đây, vấn đề này mới thực sự được các doanh nghiệp chăn nuôi nước ta quan tâm. Quá trình xoay mình thay đổi cũng đòi hỏi sự linh hoạt và ứng biến của ngành trước những thách thức ngắn hạn.
Sau năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu cà-phê vượt 4 tỷ USD, 2023 nước ta đang đứng trước cơ hội có thể duy trì kỷ lục trên trong bối cảnh giá cà-phê giao dịch trên Sở ICE chạm mức cao nhất trong 12 năm.
Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vốn là điểm yếu của ngành chăn nuôi Việt Nam. Trước những thay đổi đột ngột của thị trường hàng hóa trong 2 năm qua, vấn đề này ngày càng bộc lộ rõ hơn. Ngoài việc tự chủ nguyên liệu đầu vào, đâu sẽ là giải pháp giúp các doanh nghiệp nước ta đứng vững trước sự biến động của nguồn cung nhập khẩu?
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 3/4-9/4, diễn biến giá phân hóa khiến chỉ số MXV-Index chốt tuần chỉ tăng nhẹ 0,57% lên 2.318 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 4.100 tỷ đồng mỗi phiên.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên của tháng 3 với sắc xanh hoàn toàn bao phủ trên bảng giá. 30 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt tăng giá đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt phiên tăng mạnh hơn 1,1% lên 2.362 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng vọt gần 30%, đạt mức gần 4.100 tỷ đồng, cao nhất trong hơn 1 tháng trở lại đây.