Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường.
Sau khi được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, đến đầu giờ chiều 5/11, sức khỏe của 20 cháu học sinh mầm non, Trường Mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã ổn định.
Ngày 25/10, Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ 15 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sữa chua.
Chiều tối 14/10, Công an thành phố Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) cho biết, đơn vị này vừa tiến hành khởi tố 2 vụ án, khởi tố 2 bị can đều trú tại thành phố Quảng Ngãi gồm: Vũ Văn Tuấn (29 tuổi) và Đào Văn Lập (35 tuổi) về hành vi “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.
Các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan thức ăn đường phố, nhất là ở khu vực các cổng trường học xảy ra gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Thực trạng này đòi hỏi sự tăng cường quản lý của các ngành chức năng về công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) trong và chung quanh trường học, bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh.
Chiều 1/10, theo thông tin từ Ủy ban nhân dân xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 3 mẹ con tử vong nghi do uống thuốc trừ sâu; một người đang được điều trị tại cơ sở y tế địa phương.
Từ ngày 20 đến sáng 21/9, tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn (Bắc Kạn) đã có 70 người phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu. Chưa có trường hợp nào nguy kịch, nhưng hiện chưa rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Ngày 18/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết: Trạm xá Quân dân y hữu nghị Việt Nam-Lào tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vừa kịp thời hỗ trợ, sơ cứu ban đầu, cứu sống thành công 4 cháu bé người Lào bị ngộ độc nấm rừng.
Ngày 17/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các y bác sĩ của bệnh viện đang điều trị tích cực cho 2 bệnh nhân ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc.
Chiều 28/7, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận thông tin, tổng số nhập viện tại bệnh viện An Phước là 48 người; đã xuất viện 43 người, đang còn nằm theo dõi điều trị là 5 người.
Sáng 28/7, Bệnh viện An Phước (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) thông tin, bệnh viện đang điều trị cho hơn 40 người có dấu hiệu bị ngộ độc như: nôn, ói, tiêu chảy…
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Hải Phòng khẩn trương chỉ đạo các bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc theo quy định.
Ngày 17/6, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai kết luận nguyên nhân ban đầu khiến 19 học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Chi Lăng (Thành phố Pleiku, Gia Lai) đang ôn thi tốt nghiệp tại trường phải nhập viện cấp cứu.
Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại một số địa phương Nha Trang, Bình Dương và mới đây là Đồng Nai... khiến người dân không khỏi lo lắng. Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) tại nhà hàng dịch vụ, quầy hàng lưu động, nhất là từ thức ăn đường phố... đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến hơn 2.100 người mắc và 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ giảm 10%, số tử vong giảm 46%.
Sáng 16/5, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm tại nhà hàng Hồng Vinh (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) không phát hiện vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng và thành phần nhiều khi gây nên những hậu quả khó lường: suy tuyến thượng thận, đái tháo đường, tăng huyết áp do trong thuốc có thành phần corticoid... Thời gian vừa qua, có không ít bệnh nhân nhập viện vì những biến chứng do tự ý dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Tối 13/5, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận thông tin, trong cùng ngày, có hơn 50 du khách bị ngộ độc thực phẩm nghi ngờ xảy ra tại nhà hàng V. tại thành phố Phan Thiết.
Chiều 9/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến nhiều sinh viên thuộc ký túc xá Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh nhập viện, ngành y tế thành phố đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ.
Sau hơn 2 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi và Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi, đến trưa 4/5, sức khỏe 5 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn cá nóc đã qua cơn nguy hiểm, đang được tiếp tục được điều trị, theo dõi.
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.
Liên quan vụ nghi ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì ở một tiệm tại phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, khiến hàng trăm người nhập viện, sáng 3/5, trả lời phóng viên Báo Nhân Dân qua điện thoại, Thượng tá Nguyễn Thành Long, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, Cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân.