Nhà máy điện gió quy mô công suất 40MW sẽ được xây dựng tại xã Hướng Phùng, xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng sạch tại miền trung

Sáng 20/12, tại Quảng Trị đã diễn ra Lễ khởi công nhà máy điện gió quy mô công suất 40MW. Dự án do Công ty cổ phần Phong điện Hải Anh-Quảng Trị làm chủ đầu tư, được xây dựng tại xã Hướng Phùng, xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa.
Bộ trưởng Bang Moon Kyu (bên trái) và Thứ trưởng Jose Fernandez chủ trì cuộc thảo luận về năng lượng sạch. (Nguồn: koreaherald.com)

Chia sẻ tầm nhìn chung về năng lượng sạch

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng đang được giới chức hai nước Hàn Quốc và Mỹ tích cực thảo luận, trong bối cảnh quan hệ song phương không ngừng được củng cố, phát triển. Thúc đẩy quan hệ với Mỹ, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, Hàn Quốc tiếp tục khẳng định tham vọng trong tiến trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch.
Sự kiện Giờ Trái đất hằng năm góp phần nâng cao nhận thức tiết kiệm điện

Hoàn thành Dự án hỗ trợ kỹ thuật An ninh năng lượng đô thị Việt Nam tại Đà Nẵng

Ngày 16/11, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng cho biết, Dự án hỗ trợ kỹ thuật An ninh năng lượng đô thị Việt Nam tại Đà Nẵng do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã hoàn thành triển khai thành công và đạt được những kết quả chính.
Đại biểu Việt Nam tham dự APEF 2023.

Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác trong chuyển đổi năng lượng

Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 3 (APEF 2023), được tổ chức ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, đại diện Việt Nam khẳng định chuyển đổi năng lượng là xu thế tất yếu và Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Các dự án năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Phát triển năng lượng xanh, bền vững

Nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng, đang ngày càng tăng cao. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52% đến 9,36%. Để hướng đến mục tiêu giảm phát thải, trung hòa các-bon, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển dịch năng lượng còn đối mặt nhiều thách thức, cần sớm có các giải pháp tháo gỡ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Xây dựng kỷ nguyên năng lượng sạch

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thế giới đang đứng trước bước ngoặt lịch sử khi kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch dần khép lại, mở ra trang mới của năng lượng tái tạo. Để tận dụng cơ hội này, IEA kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Điện mặt trời áp mái được xem là một giải pháp hiệu quả để Việt Nam hiện thực hóa khối lượng đáng kể công suất năng lượng tái tạo bổ sung, trong khi cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy với chi phí thấp cho người tiêu dùng. (Ảnh minh họa: ADB)

Quỹ đầu tư ADB viện trợ 3 triệu USD giúp Việt Nam phát triển điện mặt trời

Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD được cung cấp bởi Quỹ Đổi mới khí hậu và phát triển (CIDF) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quản lý sẽ góp phần gỡ khó đối với việc tài trợ các công trình điện mặt trời có vòng đời kinh tế lâu dài ở Việt Nam, đồng thời cũng là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại nước ta.
Cánh đồng điện gió tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Những cánh đồng điện gió trên miền đất khó

Phát triển năng lượng tái tạo đang là xu thế chung của thế giới. Đối với Việt Nam, việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo được xác định là hành động nhằm cụ thể hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26. Khu vực Bắc Trung Bộ, nhất là hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị nhiều nắng gió, được đánh giá có tiềm năng dồi dào phát triển năng lượng tái tạo.
Một dự án năng lượng mặt trời gần Nippon, bang California, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Chuyển đổi năng lượng sạch tại Mỹ

Một năm sau khi được thông qua, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã giúp Mỹ đạt những bước tiến đáng kể trong thúc đẩy năng lượng tái tạo. Với cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Mỹ đang đầu tư để xây dựng thêm nhiều chuỗi cung ứng năng lượng sạch đa dạng và bền vững hơn. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt các mục tiêu về khí hậu của nước Mỹ.
Phát triển năng lượng tái tạo giúp chống biến đổi khí hậu. Ảnh: GETTY IMAGES

Xu thế tất yếu của năng lượng xanh

Trong bối cảnh thế giới đẩy nhanh việc giảm lượng khí thải và chuyển đổi năng lượng nhằm đạt mục tiêu về trung hòa các-bon, việc đầu tư phát triển năng lượng sạch được chú trọng hơn bao giờ hết. Thực thi cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Mỹ và châu Âu đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển năng lượng sạch và ghi nhận kết quả tích cực.
Turbine gió tại trang trại điện gió ngoài khơi Saint-Nazaire, bờ biển bán đảo Guerande ở miền tây nước Pháp, ngày 30/9/2022. (Ảnh: Reuters)

Tiếp sức cho phát triển năng lượng sạch ở các nước đang phát triển

Phát triển năng lượng tái tạo để "chuyển đổi xanh" đang trở thành làn sóng mạnh mẽ trên toàn cầu, nhất là tại các nước phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển đều đói vốn để phát triển năng lượng sạch và cộng đồng quốc tế cần tiếp thêm nguồn lực đầu tư để các nước này cũng đạt được các mục tiêu khí hậu vào năm 2030.
Lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu thường xuyên xuống cơ sở, kịp thời tháo gỡ vướng mắc của nhân dân. (Ảnh MINH ĐẠT)

Khát vọng vươn lên trong thời kỳ mới

"Phát huy những thành tựu đã đạt được, ra sức khắc phục mọi khó khăn, hạn chế; dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đang rất nỗ lực với khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới", đồng chí Phạm Văn Thiều, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Nhân Dân.
Quy mô tín dụng xanh tại các tổ chức tín dụng đang trong xu hướng tăng dần

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy tín dụng xanh

Ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến nay đã có 39/129 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, đạt hơn 500.524 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,2% dư nợ tín dụng của nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm tỷ trọng 46,7%) và nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng hơn 31%).
Người dân Mỹ kỷ niệm Ngày Trái đất tại quảng trường Lafayette ở Washington. (Ảnh PEW/AP)

Người Mỹ ngày càng quan tâm tới vấn đề khí hậu, ủng hộ năng lượng sạch

Trong một báo cáo gần đây, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động quốc tế nhằm giảm các tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, người dân Mỹ ngày càng quan tâm tới vấn đề khí hậu và ủng hộ nhiều hơn các lộ trình giảm phát thải của Liên hợp quốc.