Theo đó, an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.
An ninh hàng không được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Công tác bảo đảm an ninh hàng không phù hợp điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh hàng không.
Các địa phương có sân bay phát huy vai trò quản lý nhà nước tại địa phương; thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, gồm: Phương án đối phó tại chỗ; lực lượng tại chỗ; trang thiết bị tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hệ thống quản lý, bảo đảm an ninh hàng không; rà soát, hoàn thiện tổ chức, biên chế của bộ phận an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không phù hợp chức năng Nhà chức trách hàng không và quy định về an ninh hàng không,...
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, chỉ đạo tổ chức lại lực lượng kiểm soát an ninh hàng không hoặc đề xuất Thủ tướng tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để cung cấp dịch vụ này theo thông lệ quốc tế và thực hiện nhiệm vụ chính trị, trên nguyên tắc độc lập, thống nhất, chuyên nghiệp, không cổ phần hóa, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Ðảng,...
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương xây dựng phương án ứng phó tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc giám sát, cưỡng chế hạ cánh khẩn cấp đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm hoạt động hàng không dân dụng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành,...