Ngày 1/8, Sở Công thương Hà Nội khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành mây tre giang đan, guột cỏ tế, sừng mỹ nghệ năm 2024.
Sáng 1/6, tại Đền Quan Đế, 28 Hàng Buồm (Hà Nội) diễn ra triển lãm “Mây tre đan - Made of Tre” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp sinh thái TGarden tổ chức.
Tối 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội khai mạc hội chợ “Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024)”. Đây là hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận “Làng nghề, làng nghề truyền thống” Hà Nội và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2023.
Từ một phụ nữ dân tộc Khmer nghèo, vất vả mưu sinh, nhờ sự hỗ trợ của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị Trương Thị Bạch Thủy, sinh năm 1984, ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã góp nhiều công sức phát triển Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm phụ nữ nông thôn…
Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường được làm theo lối truyền thống, nhiều khi kiểu dáng đơn giản, còn khá sơ sài. Chính vì thế, ở nhiều nơi, người làm hàng thủ công mỹ nghệ mong muốn kết hợp với các họa sĩ thiết kế, để tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Với hơn 400 năm hình thành và phát triển, Phú Vinh là một trong những làng nghề có truyền thống lâu đời nhất ở đất trăm nghề Hà Nội. Giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ là câu chuyện phát triển kinh tế mà còn là cách bảo lưu nét văn hóa và bản sắc riêng. Đó cũng là trăn trở của cả chính quyền lẫn những người trong cuộc.
Được mệnh danh là xứ sở của mây tre, Phú Vinh đến nay đã lưu truyền trọn vẹn tinh hoa của một làng nghề vào trong từng sản phẩm đan lát thủ công. Bằng tình yêu, bằng đam mê cùng sức sáng tạo, những nghệ nhân ngày nay không chỉ nối tiếp mạch nguồn nghệ thuật đan lát truyền thống, mà còn thổi làn gió mới cho sản phẩm mộc mạc, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được đón nhận khắp nơi.
Chưa từng nghĩ có cơ hội được sang đảo quốc Cuba xinh đẹp, Nghệ nhân khuyết tật Nguyễn Văn Trung (làng Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) càng không thể tưởng tượng rằng có dịp được tận tay hái từng chiếc lá palma, từng ngọn cỏ pun-tê-rô và dùng kỹ thuật đan lát truyền thống của người Việt Nam để đan thành bức chân dung gói trọn tâm tình dành tặng Lãnh tụ Fidel Castro và nhân dân Cuba. Đối với ông, đó là niềm vinh hạnh, niềm vui, là kỷ niệm mà cả đời sẽ không bao giờ quên.
Tại Trung tâm thông tin triển lãm Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), triển lãm “Chuyện nghề” trưng bày sản phẩm sáng tạo của 5 nghệ nhân tài hoa là một điểm nhấn thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan trong dịp cuối tuần này.
Tối 21/12, Sở Công thương Hà Nội khai mạc triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành mây tre đan - sừng mỹ nghệ và các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021 tại Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô (số 176 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội).