Nhà của cô Hiếu nằm tít trong một con hẻm nhỏ, lối vào chẳng lấy gì làm dễ dàng. Ấy vậy mà khi tôi hỏi đường vào nhà cô, người dân chung quanh ai ai cũng thuộc đường, chỉ dẫn nhiệt tình. Một cụ già ở đầu hẻm bảo, nhiều người hỏi cô giáo lắm, cứ vài hôm lại có một nhà hảo tâm, hay một ông bố, bà mẹ nghèo nào đó dắt con vào xin học. Người dân ở đây ai cũng biết nhà và cảm phục cô.
Tuần nào cũng vậy, 40 năm qua, cứ chập tối từ thứ 2 đến thứ 5 là học sinh lại đến với lớp học của cô giáo Hiếu. Thật khó để cố định vào một khung giờ nào đó, vì tất cả học sinh làm những em nhỏ bán hàng rong, vé số, làm mướn, đến lớp được lúc nào thì tranh thủ học lúc đấy. Dù đến sớm hay đến muộn, các em đều mau chóng ngồi vào bàn, chăm chú nghe cô giáo giảng.
Hiện nay, không chỉ đến lớp học, các em còn được cô Hiếu hỗ trợ ăn ở, quần áo và các chi phí sinh hoạt khác. Để có kinh phí hỗ trợ các em, ngoài tiền lương hưu hằng tháng, cô Hiếu đã vận động nhiều nhà hảo tâm ở nhiều nơi. Không ít học sinh của cô, sau này thành đạt cũng đã quay trở lại hỗ trợ phần nào kinh phí, giúp cô duy trì lớp học.
Chỗ ngồi học của tầm hơn chục em nhỏ được đặt trên căn gác lửng được gia cố bằng inox. “Bản thân vợ chồng tui không khá giả gì, cho nên mở lớp không dễ. Rất may, các nhà hảo tâm biết chuyện, hỗ trợ trang thiết bị học tập, đồ dùng cho tụi nhỏ. Các em hồi mới vào lớp hầu hết chưa biết chữ, cuộc sống nay đây mai đó. Không chỉ dạy đọc, viết, tôi coi các em như con, dạy những điều hay, lẽ phải để các em trở thành những công dân tốt”, cô Hiếu chia sẻ.
Hiện nay, không chỉ đến lớp học, các em còn được cô Hiếu hỗ trợ ăn ở, quần áo và các chi phí sinh hoạt khác. Để có kinh phí hỗ trợ các em, ngoài tiền lương hưu hằng tháng, cô Hiếu đã vận động nhiều nhà hảo tâm ở nhiều nơi. Không ít học sinh của cô, sau này thành đạt cũng đã quay trở lại hỗ trợ phần nào kinh phí, giúp cô duy trì lớp học.
Cô Hiếu là phẳng những bộ quần áo các nhà hảo tâm gửi tặng trẻ em khó khăn. |
Không có kinh nghiệm giảng dạy, nhưng cô với sự quyết tâm, vừa dạy, vừa hoàn thiện các lớp bổ túc văn hóa, sư phạm đến nay, cô Hiếu đã có hơn 40 năm kinh nghiệm, là người mẹ thứ hai của không biết bao nhiêu trẻ em nghèo, mồ côi, cơ nhỡ. Cả thời gian dạy tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn (quận Ninh Kiều) cho đến khi về hưu, cô Hiếu vẫn duy trì lớp học miễn phí.
Ban đầu, lớp học được tổ chức ở một ngôi chùa tại địa phương. Sau đó cô mở lớp ngay tại nhà. Lớp học tình thương của cô giờ có thêm sự đồng hành của các sinh viên, tình nguyện viên thay nhau phụ trách kèm cặp các em trong buổi học.
Theo cô Hiếu, không hẳn cứ mở lớp học miễn phí là sẽ có trẻ đến học, bởi vì không chỉ các em, ngay cả nhiều bố mẹ cũng chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của kiến thức, của con chữ. "Không biết bao nhiêu lần tôi phải tìm đến chỗ ở của các em để thuyết phục. Vậy mà nhiều em không chịu đi. Có em học được dăm bữa nửa tháng rồi bỏ. Không biết bao lần tôi rơi nước mắt vì không thuyết phục được các em đến lớp đều đặn", cô Hiếu chia sẻ.
"Tôi vốn không có bố mẹ từ bé, sống lang thang, làm đủ thứ nghề. Sớm mưu sinh, nhưng tôi rất khao khát được biết đọc, biết viết, để có thể đọc sách, viết chữ. May mắn là tôi tìm được lớp học của cô Hiếu và được cô chỉ bảo từng li, từng tí. Từ bé, được cô ân cần chăm sóc, lớn lên, cô vẫn thường xuyên hỏi han, quan tâm. Ngày cưới của tôi, cô là đại diện nhà trai, thay cho cha mẹ tôi dự lễ. Nếu không có cô, có lẽ tôi chẳng có cuộc sống như bây giờ.
Anh Nguyễn Chí Nghĩa (Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp)
Nhiều em dù còn nhỏ tuổi nhưng là lao động chính trong gia đình, việc đi học sẽ ảnh hưởng thu nhập. Vốn biết nghề may, sửa giày dép, kết hạt cườm thành móc khóa cô đã dạy nghề cho các em để kiếm thêm tiền phụ gia đình. Nhiều em bây giờ thường đến sớm, hoặc về muộn hơn để cùng cô học nghề. Nhiều em không chỉ biết chữ mà còn có thêm nghề để kiếm sống.
Cô Hiếu dạy nghề cho các em nhỏ. |
Anh Nguyễn Chí Nghĩa, 35 tuổi, trú tại thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là học trò cũ của cô Hiếu từ hàng chục năm trước. Đến nay, dù đi làm xa, ở cách cô Hiếu hàng trăm cây số, nhưng mỗi lúc rảnh rỗi, anh lại qua thăm cô, giúp cô một số công việc trong nhà.
Anh Nghĩa kể: "Tôi vốn không có bố mẹ từ bé, sống lang thang, làm đủ thứ nghề. Sớm mưu sinh, nhưng tôi rất khao khát được biết đọc, biết viết, để có thể đọc sách, viết chữ. May mắn là tôi tìm được lớp học của cô Hiếu và được cô chỉ bảo từng li, từng tí. Từ bé, được cô ân cần chăm sóc, lớn lên, cô vẫn thường xuyên hỏi han, quan tâm. Ngày cưới của tôi, cô là đại diện nhà trai, thay cho cha mẹ tôi dự lễ. Nếu không có cô, có lẽ tôi chẳng có cuộc sống như bây giờ".
Anh Huỳnh Quốc Trí, sinh viên Trường đại học Y Dược Cần Thơ là người giúp đỡ cô Hiếu trong việc dạy trẻ các môn tiếng Việt, Toán, tiếng Anh ở trên lớp. “Học sinh ở đây rất chăm chỉ, chăm chú lắng nghe thầy cô giảng dạy. Tôi và các bạn tình nguyện viên khác rất tự hào khi được đồng hành cùng cô Hiếu tiếp thêm con chữ cho các bé”, anh Trí chia sẻ.
“Trong các học sinh của tôi, nhiều em sau này lớn lên đã rất thành đạt, cống hiến nhiều cho xã hội. Có em sau khi tốt nghiệp đại học được nhận vào làm việc tại một tập đoàn nước ngoài dù ngày xưa vì gia cảnh mà suýt nữa thì thất học. Tâm nguyện của tôi là mong cho mọi trẻ em đều được đi học, biết đọc, biết viết và trở thành người có ích”, cô Hiếu chia sẻ.
Với tâm nguyện muốn giúp đỡ thêm nhiều trẻ em khó khăn, lang thang, không có điều kiện đến trường, năm 2008 cô Hiếu thành lập Câu lạc bộ Nụ Cười, với hoạt động thiện nguyện cộng đồng, giúp các mảnh đời bất hạnh, tiếp sức cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường...
“Trong các học sinh của tôi, nhiều em sau này lớn lên đã rất thành đạt, cống hiến nhiều cho xã hội. Có em sau khi tốt nghiệp đại học được nhận vào làm việc tại một tập đoàn nước ngoài dù ngày xưa vì gia cảnh mà suýt nữa thì thất học. Tâm nguyện của tôi là mong cho mọi trẻ em đều được đi học, biết đọc, biết viết và trở thành người có ích”, cô Hiếu chia sẻ.