Rà soát để luật không chồng chéo

Rà soát để luật không chồng chéo

Chiều 14/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện vào dự án Luật phòng thủ dân sự, dự án Luật công an nhân dân sửa đổi và dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đây là ba dự án Luật theo chương trình, sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào đợt hai của Kỳ họp thứ 5.
Các đại biểu Quốc hội dự phiên thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự chiều 24/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Cần lập Quỹ phòng thủ dân sự để tránh “nước đến chân nhảy không kịp”

Trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự chiều 24/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết phải lập Quỹ phòng thủ dân sự để có sẵn nguồn lực giải quyết vấn đề cấp thiết ban đầu, tránh tình trạng “nước đến chân nhảy không kịp”.
Bổ sung nguyên tắc về hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp thực tiễn

Bổ sung nguyên tắc về hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp thực tiễn

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự theo hướng phù hợp với thực tiễn yêu cầu hoạt động phòng thủ dân sự, nhằm ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách về một số vấn đề lớn của dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Trong 3 ngày, từ 5 đến 7/4, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ thảo luận, góp ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung xem xét một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Căn cứ mức độ thảm họa, sự cố để xác định cấp độ phòng thủ dân sự

Căn cứ mức độ thảm họa, sự cố để xác định cấp độ phòng thủ dân sự

Góp ý kiến vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường do các thảm họa, sự cố gây ra để xác định cấp độ phòng thủ dân sự với các biện pháp ứng phó, khắc phục tương ứng với từng cấp độ.
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 8 chiều 1/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bảo đảm thống nhất, không chồng chéo trong xây dựng dự thảo Luật Phòng thủ dân sự

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc chủ động phòng, chống, ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai…, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần thiết phải bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện dự án luật này, không gây chồng chéo với các luật chuyên ngành khác đã ban hành.
Toàn cảnh phiên họp tại Hội trường Diên Hồng chiều 26/10. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân

Nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nên việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là rất cần thiết, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân.