Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở miền đông Libya đã cướp đi sinh mạng của hơn 11 nghìn người, đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh "màn trời chiếu đất". Quốc gia bị chiến tranh tàn phá này rơi vào mâu thuẫn phe phái sâu sắc, khiến công tác phòng ngừa thiên tai yếu kém và việc cứu trợ người bị nạn cũng gặp nhiều khó khăn.
Liên hợp quốc vừa điều chỉnh số liệu thống kê số người thiệt mạng vì lũ lụt ở Libya xuống còn gần 4.000 người, thấp hơn nhiều so với con số 11.300 người được công bố trước đó.
Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.
Được tin cơn bão Daniel xảy ra tại Derna, Libya ngày 10/9 gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ngày 13/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Nhà nước Libya Mohammed Yunus Al-Menfi; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibeh.
Quan chức của IFRC nhận định, con số thương vong trên thực tế có thể cao hơn nhiều lần khi các nhóm công tác của IFRC tại hiện trường vẫn đang đánh giá hậu quả thiên tai này.
Một quan chức của chính quyền miền đông Libya ngày 12/9 cho biết, hơn 1.000 thi thể đã được tìm thấy tại Derna sau khi thành phố này hứng chịu trận lũ lụt kinh hoàng do cơn bão Daniel gây ra.
Người đứng đầu chính quyền miền đông Libya cho biết 2.000 người có thể đã thiệt mạng ở thành phố Derna, cách thủ đô Tripoli 900km về phía đông và hàng nghìn người khác bị mất tích do mưa bão.
Ngày 11/9, một quan chức Libya cho biết ít nhất 150 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt kinh hoàng tại nước này do ảnh hưởng của cơn bão Daniel quét qua Địa Trung Hải.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Libya ngày 6/9 bắt đầu trục xuất 270 người di cư bất hợp pháp bị ngăn chặn tại nước này trên đường đến châu Âu.
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh có cuộc gặp với Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Libya Abdoulaye Bathily, thảo luận về những nỗ lực nhằm tổ chức tổng tuyển cử ở nước này, trong đó có xây dựng Luật Bầu cử.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Libya, ông Abdoulaye Bathily đánh giá việc duy trì sự ổn định của quốc gia Bắc Phi này thậm chí còn quan trọng hơn trong bối cảnh tiếp diễn các cuộc đụng độ ở thủ đô Tripoli (Libya), cũng như tình trạng hỗn loạn ở các nước Sudan và Niger.
Phiên họp trù bị cho hội nghị hòa giải dân tộc ở Libya đã khai mạc ngày 8/1 tại Tripoli, với sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya Mohammed Menfi, đại diện của Liên minh châu Phi (AU), các đại sứ nước ngoài tại Libya, các chức sắc tôn giáo từ khắp đất nước cũng như các thành viên của Hội đồng Cấp cao Nhà nước và Quốc hội Libya.
Phái bộ Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya (UNSMIL) ngày 9/10 đã lên án vụ sát hại dã man ít nhất 15 người di cư và người xin tị nạn ở thành phố Sabratha, miền tây nước này, đồng thời kêu gọi đưa những kẻ gây án ra trước công lý.
Ngày 30/8, Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề chính trị của Liên hợp quốc Rosemary DiCarlo đã bày tỏ quan ngại trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về làn sóng bạo lực mới có thể xảy ra ở Libya, nơi mà các bên liên quan chưa thể đạt được sự đồng thuận để hướng tới 1 khuôn khổ hiến pháp cho các cuộc bầu cử.
Ngày 28/8, giao tranh tại thủ đô Tripoli của Libya đã tạm lắng sau 1 ngày nổ ra ác liệt giữa các nhóm vũ trang đối địch, khiến 32 người thiệt mạng và 159 người bị thương.
Giao tranh dữ dội đã nổ ra ở thủ đô Tripoli của Libya trong đêm 26/8 và kéo dài đến sáng 27/8. Các phe đối địch đã đấu súng hạng nặng và đã xảy ra một số vụ nổ lớn chung quanh thành phố này.
Ngày 31/7, nhiều nguồn tin chính thức cho biết, sản lượng dầu thô của Libya đã quay trở lại mức từng được ghi nhận ở thời điểm trước khi bị bao vây, phong tỏa, vốn làm tê liệt nền kinh tế quốc gia Bắc Phi này.
Ngày 15/7, Tập đoàn Dầu khí quốc gia (NOC) của Libya đã thông báo nối lại hoàn toàn hoạt động của tất cả các mỏ dầu và cảng ở nước này, sau khoảng ba tháng đóng cửa, trong bối cảnh làn sóng phản đối tăng lên.
Các nhà chức trách Libya ngày 1/6 cho biết hàng chục nghìn thùng dầu đang tràn ra môi trường nước này sau khi một đường ống dẫn dầu nối từ mỏ Sarir tới cảng dầu Tobruk trên Địa Trung Hải bị vỡ hôm 31/5.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Libya, bà Stephanie Williams, ngày 13/2 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì ổn định và tiến hành bầu cử tự do và công bằng trong thời gian sớm nhất có thể ở Libya trong cuộc gặp của bà với các quan chức cấp cao của Libya.
Lộ trình thúc đẩy quá trình chuyển tiếp chính trị ở Libya rơi vào bế tắc sau khi quốc gia Bắc Phi này “lỡ hẹn” với các cuộc bầu cử theo kế hoạch. Cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc hối thúc các phe phái ở Libya gạt bỏ bất đồng và sớm khôi phục tiến trình bầu cử, coi đây là lối thoát duy nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Hai phe đối địch ở Libya đã kết thúc cuộc đàm phán tại Maroc mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự nhất trí về luật bầu cử, trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này dự kiến sẽ tổ chức các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống vào ngày 24/12 tới.
Chính quyền Libya ngày 7/9 xác nhận các lực lượng chính phủ nước này đã bắt giữ Embarak al-Khazimi, một nhân vật cấp cao của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong một chiến dịch ở phía nam thủ đô Tripoli.
Truyền thông khu vực Bắc Phi ngày 5/9 đưa tin, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã một lần nữa hối thúc các nước rút tất cả binh sĩ và lính đánh thuê nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Libya.
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 12-11 cho biết, ít nhất 74 người di cư đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển Libya. Lực lượng bảo vệ bờ biển và ngư dân đã đưa 47 người sống sót vào bờ.