Lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong chuyển đổi số

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, góp phần “tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tại tỉnh Bắc Ninh, với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi dữ liệu là tài nguyên mới và nền tảng là giải pháp đột phá, thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã mang lại những kết quả tích cực.
0:00 / 0:00
0:00
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Samsung Việt Nam khảo sát việc triển khai xây dựng nhà máy thông tin tại Công ty cổ phần Manutronics Việt Nam. (Ảnh: TRƯỜNG SƠN)
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Samsung Việt Nam khảo sát việc triển khai xây dựng nhà máy thông tin tại Công ty cổ phần Manutronics Việt Nam. (Ảnh: TRƯỜNG SƠN)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 20 đã xác định “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành. Tiếp tục xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh bảo đảm thiết thực hiệu quả”. Đặc biệt, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 52-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đang hoàn thiện Đề án Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2024-2030.

Dẫn đầu cả nước về kinh tế số

Với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, nhiều năm qua, tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI). Kết quả xếp hạng DTI cấp tỉnh cho thấy, năm 2020 Bắc Ninh đứng thứ 3; năm 2021 đứng thứ 4. Theo DTI cấp tỉnh năm 2022 được công bố trong tháng 8/2023, Bắc Ninh đứng thứ 7 trên toàn quốc.

Là địa phương thu hút đầu tư FDI lớn với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cao, Bắc Ninh đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế số chung của cả nước. Trong đó, chỉ tính riêng ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học của tỉnh năm 2022 đã chiếm 50,73%.

Đáng chú ý, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất mới được tổ chức ngày 19/9/2023, Vụ Kinh tế số và xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã giới thiệu một số kết quả của Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022, tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của Bắc Ninh là 56,83%, đứng đầu cả nước.

Là địa phương thu hút đầu tư FDI lớn với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cao, Bắc Ninh đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế số chung của cả nước. Trong đó, chỉ tính riêng ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học của tỉnh năm 2022 đã chiếm 50,73%.

Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Việt Nam ICT Index 2022) công bố ngày 21/9/2023, được nhóm nghiên cứu của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Tin học Việt Nam đưa ra, tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 10 Chỉ số ICT Index cấp tỉnh (trong đó, chỉ số hạ tầng kỹ thuật xếp thứ 2, chỉ số công nghiệp công nghệ thông tin năm 2022 tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 3).

Lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong chuyển đổi số ảnh 1
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút khai trương chức năng ký số từ xa và phát hành biên lai điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) và Chỉ số Vietnam ICT Index nêu trên là hai chỉ số chính thống về sự phát triển của chính quyền số, kinh tế số, xã hội số cấp tỉnh và mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin-truyền thông. Đồng thời gắn kết, hỗ trợ đối với chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index). Qua đó góp phần quan trọng trong việc định hình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử và đô thị thông minh trong giai đoạn hiện nay và định hướng tới năm 2025.

Một số kết quả trong chuyển đổi số tại Bắc Ninh:

Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP là 56,83%, dẫn đầu cả nước.

100% các thôn, khu phố được cáp quang hóa, mạng 4G phủ sóng toàn tỉnh.

Cung cấp 1.538 dịch vụ công trực tuyến một phần, toàn trình.

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn tỉnh là 38,87%.

30.648 lượt khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính.

106.596 công dân, 2.018 doanh nghiệp tham gia giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được gắn danh tính số.

Ứng dụng Phản ánh kiến nghị trên thiết bị di động, tỷ lệ xử lý đạt 91,9%.

Người dân và doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu

Tuy nhiên, những kết quả trên mới chỉ là bước đầu. Quá trình chuyển đổi số của tỉnh Bắc Ninh đang gặp phải những vướng mắc như: Hệ thống cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ thông tin, chuyển đổi số chưa hoàn thiện, khái niệm về chuyển đổi số chưa được Luật hóa cụ thể. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương còn thấp không đáp ứng chỉ tiêu được giao, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Trình độ của cán bộ, công chức, viên chức được giao phụ trách triển khai về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin còn hạn chế…

Lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong chuyển đổi số ảnh 2

Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trước tiên cần chuyển đổi nhận thức, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Cùng với đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, được thụ hưởng dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển. Ưu tiên phát triển nền tảng số, hạ tầng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

Trong quá trình triển khai, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, được thụ hưởng dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển. Ưu tiên phát triển nền tảng số, hạ tầng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

Cụ thể, đối với hoạt động chính quyền số, triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, xử lý tổng hợp dữ liệu. Hoạt động kinh tế số cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hoạt động xã hội số tập trung triển khai cấp miễn phí chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân cho người dân để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; đào tạo kỹ năng số cơ bản người dân trong độ tuổi lao động trên nền tảng MOOCs của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, ưu tiên chuyển đổi số những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan trực tiếp tới người dân gồm: y tế, giáo dục, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp…

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và hằng ngày. Nếu được triển khai hiệu quả, chuyển đổi số góp phần phát huy sức mạnh toàn dân, nguồn lực bên trong và bên ngoài, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Bắc Ninh đến năm 2030 là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao.