Người di cư cập cảng La Restinga ở El Hierro thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha, ngày 31/10/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Tây Ban Nha công du Tây Phi: Xử lý tận gốc cuộc khủng hoảng

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đang thực hiện chuyến công du thứ 2 tới Tây Phi chỉ trong vòng chưa đầy 7 tháng qua. Diễn ra trong bối cảnh Tây Ban Nha đang oằn mình chống chọi làn sóng người di cư bất hợp pháp, chuyến công du của ông Sanchez nhằm tìm hướng xử lý tận gốc cuộc khủng hoảng đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân tại Xứ sở bò tót.
Những người di cư đứng trên tàu đánh cá tại cảng Paleochora trong chiến dịch giải cứu ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, ngày 22/11/2022. Ảnh: REUTERS

Sự đồng thuận quan trọng của EU

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử, bước ngoặt quan trọng nhằm tăng cường đoàn kết cũng như trách nhiệm của các nước thành viên EU trong việc tìm “chìa khóa” cho vấn đề người di cư, một trong những thách thức lớn của khu vực.
Người di cư được lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia cứu tại khu vực ngoài khơi giữa Tunisia và Italy, ngày 10/8/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

EU đoàn kết đối phó làn sóng di cư

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được thỏa thuận lớn nhằm cải cách chính sách về người di cư và xin tị nạn của khối. Sau các cuộc đàm phán kéo dài với nội dung tập trung vào một loạt các câu hỏi lớn và phức tạp, các nước EU đã tìm kiếm được sự thỏa hiệp nhằm có tiếng nói chung để đối phó làn sóng di cư đổ vào châu Âu với số lượng người di cư bất hợp pháp cao nhất trong bảy năm qua.
Những người xin tị nạn, chủ yếu đến từ Venezuela, nghỉ ngơi trong lều do chính quyền Mexico dựng gần biên giới ở Nuevo Laredo, Mexico, ngày 27/6/2023. (Ảnh: Reuters)

Ngăn chặn làn sóng di cư ở châu Mỹ

Đại diện 11 quốc gia Mỹ Latin và Caribe vừa nhóm họp tại thành phố Palenque, miền Nam Mexico, để tìm giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực. Là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên thế giới, khu vực biên giới Mỹ-Mexico là “điểm nóng” khiến cả hai quốc gia Bắc Mỹ phải đau đầu và kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ của các nước trong khu vực.
Ảnh minh họa. (Ảnh: AP)

Bài toán khó về người di cư với nước Đức

Trong bối cảnh làn sóng di cư đổ vào các nước Liên minh châu Âu (EU) nói chung và Đức nói riêng tăng cao bất thường, nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu liên tục tìm kiếm các biện pháp nhằm ngăn chặn người di cư bất hợp pháp. Là một trong những quốc gia gánh vác trách nhiệm nặng nề về người di cư vào châu Âu, nước Đức đang trong tình trạng “quá tải” đơn xin tị nạn.
Một cậu bé di cư cố gắng vượt qua hàng rào thép gai do Lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas đặt tại biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico với mục đích củng cố an ninh biên giới và ngăn chặn người di cư vượt biên vào Hoa Kỳ, ngày 7/1/2023. Ảnh: REUTERS

Sức ép từ làn sóng di cư

Tổng thống Joe Biden vừa công bố những quy định mới nhằm tìm giải pháp cho làn sóng di cư ồ ạt kéo vào Mỹ - một thách thức đeo đẳng chính quyền kể từ khi ông nhậm chức hồi đầu năm 2021. Di cư cũng là nội dung được bàn thảo tại hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ đang diễn ra ở Mexico.
Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ REUTERS)

Thực trạng di cư đáng lo ngại

Theo báo cáo mới được Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố, tính từ năm 2014 đến nay, số người di cư trên toàn thế giới thiệt mạng trong hành trình tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn đã vượt 50.000 người. Cột mốc đáng buồn mới nhắc nhở về cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa hạ nhiệt và hành động để ngăn chặn vẫn chưa đủ.
Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ REUTERS)

Châu Âu trước áp lực di cư

Tình trạng căng thẳng hiện nay của làn sóng di cư ở châu Âu gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tồi tệ từng làm chao đảo Lục địa già hồi năm 2015. Ðáng nói là, lạm phát, cuộc chiến năng lượng, xung đột tại Ukraine đang khiến vấn đề di cư không được quan tâm thỏa đáng, dù có thể khiến bất ổn kinh tế-xã hội tại châu Âu thêm trầm trọng.
Nhóm hơn 40 người di cư trên một chiếc xuồng bơm hơi, rời bến gần Wimereux, Pháp ngày 24/11 để vượt eo biển Manche vào Anh. Ảnh: Reuters

Liên minh châu Âu đối mặt làn sóng di cư

Các nước Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt làn sóng di cư ngày một lớn, với nguy cơ tái diễn “thảm kịch” của cuộc khủng hoảng di cư hồi năm 2015, thời điểm hàng triệu người ồ ạt đổ vào châu Âu để chạy trốn cuộc xung đột ở Syria. Nếu không có biện pháp phối hợp ngăn chặn, làn sóng người di cư mới cũng sẽ để lại những hệ lụy khôn lường cho “lục địa già”.

Nhiều người chen chúc tại sân bay ở thủ đô Kabul của Afghanistan, ngày 16/8. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Ngăn làn sóng di cư mới từ Afghanistan

Dòng người tị nạn rời bỏ Afghanistan đang tạo ra thách thức mới cho các nước Liên hiệp châu Âu (EU) khi khối này chưa sẵn sàng tiếp nhận một làn sóng tị nạn mới sau cuộc khủng hoảng di cư năm 2015. EU kêu gọi tăng cường giúp các nước láng giềng của Afghanistan để ngăn dòng người di cư tiếp tục tràn vào châu Âu, tránh cho “lục địa già” bị tái diễn một kịch bản xấu.