TP Hà Nội triển khai quy hoạch, cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách; kỳ vọng diện mạo mới sẽ giúp mọi người thêm trải nghiệm và hiểu rõ hơn những giá trị vốn có của địa danh này.
Hành lang pháp lý mới cùng các đồ án quy hoạch lớn của Thủ đô được phê duyệt là cánh cửa mở ra những giải pháp cho quy hoạch, cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi còn có những yêu cầu, đòi hỏi mới phải đáp ứng.
Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị (Dự thảo Luật) vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ, đã quán triệt quan điểm phân cấp, phân quyền, địa phương quyết định. Theo đó, địa phương làm, Trung ương hướng dẫn, hỗ trợ, cộng đồng tham gia, giám sát với nhiều giải pháp cụ thể, đa dạng để thúc đẩy sáng tạo không gian phát triển, nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế.
Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được duyệt với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển” với tầm nhìn đến 2050, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”.
Sáng 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính họp về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035.
Chiều 13/8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, trong đó có nội dung về quy hoạch không gian ngầm.
Luật Thủ đô 2024 đã được công bố và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 53 “Hiệu lực thi hành”, những trường hợp quy định tại khoản 2 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025; đồng thời, để bảo đảm tính kế thừa, liên tục, khả thi, áp dụng thuận lợi, Điều 54 của Luật Thủ đô 2024 cũng quy định về việc xử lý chuyển tiếp.
Trước thực trạng quy hoạch "treo", quy hoạch quá thời hạn nhưng không được triển khai gây khó khăn cho người dân, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch theo định kỳ để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn.
Trước tình hình cháy nổ như vừa qua ở Hà Nội, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phải cải tạo các khu chung cư cũ ở Thủ đô, cho rằng đây là vấn đề bức xúc, rất cần thiết phải làm.
Bài 3: Phân quyền khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai
Hà Nội có nhiều lợi thế về nguồn lực đất đai, nhưng quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Hà Nội cũng bộc lộ không ít bất cập. Việc chính sách chưa theo kịp thực tiễn trong nhiều năm qua đã khiến cho thành phố gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong quản lý đất đai, làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để Hà Nội có được cơ chế, chính sách phù hợp, đủ mạnh để tạo động lực cho phát triển.
Ủy ban nhân dân thành phố vừa có văn bản về thực hiện cải tạo cảnh quan khu vực phía trước chợ Bến Thành và đầu tư xây dựng tại khu vực trung tâm thành phố.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; với khu vực nghiên cứu chính đô thị trung tâm thành phố thuộc địa giới hành chính 20 quận, huyện, trên diện tích khoảng 756km2.