Tiếp nối Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Tiếp nối Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Từ ngày 8 đến 10/12 tới đây, Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 5 với chủ đề “Công nghệ Trí thông minh nhân tạo và Thương mại điện tử xuyên biên giới” sẽ diễn ra với mục tiêu kết nối các nhà lãnh đạo bộ ban ngành, các chuyên gia công nghệ và doanh nghiệp… để cùng thảo luận về các xu hướng, thách thức và cơ hội trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh phát biểu tại sự kiện.

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Hải Phòng xứng tầm

Ngày 28/11, trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Hải Phòng xứng tầm trung tâm vùng gắn kết quốc tế”. Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu năm 2025 nằm trong top 200 thành phố có chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất toàn cầu.
Các thí sinh trình bày dự án khởi nghiệp tại chung kết Cuộc thi.

Bệ phóng cho những giấc mơ khởi nghiệp của người trẻ

Ngày 27/11, tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình), vòng chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn" năm 2024 đã diễn ra sôi nổi. Đây là chương trình do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Ảnh minh họa.

Phát triển bền vững doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó, hai doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp hơn 100 triệu USD và một số doanh nghiệp đang ở ngưỡng cận "kỳ lân". Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong trao giải tại cuộc thi Sáng kiến Mekong lần thứ nhất. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Nhiều giải pháp giảm thiểu tác động môi trường từ cuộc thi Sáng kiến Mekong

Lần đầu tỉnh Đồng Tháp khởi xướng tổ chức cuộc thi Sáng kiến Mekong nhưng đã tiếp nhận đến hơn 135 dự án từ các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức khắp cả nước. Từ cuộc thi, rất nhiều sáng kiến có khả năng nhân rộng và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Thúc đẩy khởi nghiệp ứng dụng chuyển đổi số với đặc sản địa phương

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Các đội dự thi Vòng chung kết tại Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia năm 2023.

Tạo đà hội nhập cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Từ năm 2015 đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã hình thành, có đầy đủ các thành phần quan trọng như: cá nhân, tổ chức khởi nghiệp sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Các thành tố như chính sách, tài chính, văn hóa, thị trường và nhân lực trong hệ sinh thái ngày càng gắn kết và tương trợ nhiều hơn để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong toàn xã hội, làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng nhiều vấn đề quan trọng cho thanh niên thành phố trong nhiệm kỳ 2024-2029.

Xây dựng hình mẫu có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiến

Ngày 5/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2024-2029, ra mắt 79 Ủy viên Ủy ban Hội, Chủ tịch và 9 Phó Chủ tịch, 5 thành viên Ban Kiểm tra và Trưởng, Phó Ban Kiểm tra.
Anh Trương Văn Pháp giới thiệu sản phẩm của mình tại một hội chợ.

Khởi nghiệp từ “cây nhà lá vườn”

Thời gian qua, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều start-up đã lựa chọn con đường khởi nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản có sẵn tại địa phương. Các sản phẩm này phần lớn được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu bền vững, cần được sự hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành. 
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đối thoại và đề xuất nhiều vấn đề tạo cơ hội để thanh niên cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của thành phố. (Ảnh CTV)

Khơi sức sáng tạo của tuổi trẻ

Là một trong những lực lượng đông đảo, thời gian qua, đội ngũ những người trẻ Thành phố Hồ Chí Minh bằng nhiều cách làm, cách nghĩ đã đóng góp trực tiếp cho sự phát triển chung của thành phố. Nhằm khơi đúng sự năng động, trách nhiệm của lực lượng này, thành phố có nhiều chương trình, kế hoạch trao cho những người trẻ cơ hội để tiếp tục thể hiện khát vọng, sáng tạo.
Sản phẩm của Hợp tác xã Thực phẩm xanh 43 Foods (thành phố Đà Nẵng) được các khách hàng lựa chọn.

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo, đổi mới và quyết tâm mạnh mẽ của hội viên, phụ nữ trong việc hướng tới những mô hình kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường.
Các chuyên đề được lựa chọn giới thiệu trong lớp bồi dưỡng là những vấn đề đặc biệt quan trọng, bám sát mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh địa phương.

Ninh Bình: Nâng cao, cập nhật kiến thức mới cho lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương

Trong 2 ngày (17-18/10), Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho 658 đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương thuộc các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh quản lý năm 2024.
Khởi nghiệp gắn với các giá trị văn hóa truyền thống đang là xu hướng được nhiều người trẻ tại Kon Tum quan tâm.

Hỗ trợ khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ khởi nghiệp trong sản xuất, kinh doanh là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước nhằm phát huy năng lực, sức sáng tạo của các chủ thể trong phát triển kinh tế-xã hội. Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ khởi sự kinh doanh và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tuy còn gặp một số khó khăn, nhưng đã nhận được sự quan tâm chú trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp, bước đầu tạo động lực cho các chủ thể mạnh dạn triển khai các ý tưởng, vươn lên làm giàu chính đáng.