Nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực dài hạn
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong hơn một năm trở lại đây, nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực dài hạn, toàn diện, hướng tới thị trường lao động đa dạng đã được ban hành.
Chương trình Hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động tập trung triển khai ngay những giải pháp cụ thể, ngắn hạn để góp phần hỗ trợ người lao động bảo đảm an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự lưu thông của thị trường lao động, đồng thời cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững thị trường lao động sau đại dịch.
Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 về Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu của Chiến lược là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Trước đó, ngày 13/12/2021, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Chương trình Hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động. Theo đó, chương trình tập trung triển khai ngay những giải pháp cụ thể, ngắn hạn để góp phần hỗ trợ người lao động bảo đảm an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự lưu thông của thị trường lao động, đồng thời cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững thị trường lao động sau đại dịch.
Tiếp đó, ngày 10/1/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội (gọi tắt là Nghị quyết số 06/NQ-CP).
Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội
Gần đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp và rà soát, sửa đổi, bổ sung nghề trọng điểm, trường được lựa chọn nghề trọng điểm theo các quyết định phê duyệt của đơn vị phù hợp Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tình hình thực tiễn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Cơ quan này cũng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 06/NQ-CP.
Cụ thể như: Rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; xây dựng các chuẩn đào tạo để thống nhất sử dụng trong đào tạo và trong đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động; Triển khai các điều kiện bảo đảm hiệu quả việc phân luồng, liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân; nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo về tác phong, kỷ luật, tâm lý người lao động…
Hướng tới liên thông Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động
Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. |
Trong năm 2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ thông tin thị trường lao động nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Thông tư số 11/2022). Đây là hai văn bản quan trọng làm cơ sở triển khai thu thập, cập nhật, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động.
Song hành với đó, cơ quan này đã triển khai xây dựng dự án “Tăng cường kết nối cung-cầu lao động” thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội làm cơ sở tăng cường kết nối cung-cầu lao động.
Nhiều hoạt động phân tích, dự báo thị trường lao động cũng đã được tiến hành để cung cấp thông tin định hướng cho các chủ thể tham gia thị trường lao động cũng như hoạt động đào tạo giáo dục gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
Đồng thời, các hoạt động thu thập thông tin đã được triển khai thông qua điều tra, khảo sát, báo cáo hành chính tổng hợp của các tỉnh, thành phố; từ hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức thu thập thông tin về thị trường lao động thông qua các phiếu đăng ký tư vấn, tìm việc làm của người lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Thông tin từ cơ sở dữ liệu cung-cầu lao động giúp cho việc quản lý lao động và doanh nghiệp tại địa phương, là cơ sở tính toán, báo cáo định kỳ các chỉ tiêu về thị trường lao động.
Lao động tìm hiểu thông tin tại Phiên giao dịch việc làm quận Long Biên, Hà Nội, tháng 5/2023. (Ảnh: Thủy Nguyên) |
Nhiều hoạt động phân tích, dự báo thị trường lao động cũng đã được tiến hành để cung cấp thông tin định hướng cho các chủ thể tham gia thị trường lao động cũng như hoạt động đào tạo giáo dục gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Đó là: Thường xuyên cập nhật bộ dữ liệu đầu vào phục vụ công tác phân tích, dự báo; phối hợp các bộ, ngành, các trường đại học trong nước... để cùng nghiên cứu, khai thác, phân tích dữ liệu, chia sẻ kinh nghiệm làm công tác dự báo; xây dựng các sản phẩm báo cáo dự báo thị trường lao động.
Trong Tiểu dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động-việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang triển khai các hoạt động về phân tích, dự báo thị trường lao động. Cụ thể như: xây dựng mô hình, phương pháp dự báo, xây dựng các báo cáo phân tích chuyên sâu về các khía cạnh của thị trường lao động làm cơ sở điều tiết, quản trị thị trường lao động.
Thông tư số 11/2022 cũng hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai hoạt động xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc; quản lý lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo đảm thống nhất, chia sẻ, cập nhật trên toàn quốc, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1371/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/12/2021 của Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành Bộ chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng tích cực phối hợp Bộ Công an để từng bước kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo nhằm kết nối cung cầu lao động tại Nghị quyết số 06/NQ-CP.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng tích cực phối hợp Bộ Công an để từng bước kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Những giải pháp cụ thể được đề ra như: Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội; Thiết lập hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng, đa lĩnh vực theo ngành nghề, cấp trình độ phục vụ người lao động, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; Quy hoạch, đầu tư phát triển hiện đại hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm ở các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động, đóng vai trò đầu mối thông tin thị trường lao động, điều phối, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động trên địa bàn.