Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1,2/2024 bằng tiền mặt tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: nhandan.vn)

Tháng 5/2024: Thí điểm nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ở 5 địa phương

Dự kiến, trong tháng 5/2024, Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ triển khai thí điểm việc nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng tại 5 tỉnh, thành phố.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1,2/2024 bằng tiền mặt tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: nhandan.vn)

Vận động người dân hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội qua thanh toán không dùng tiền mặt

Quy trình phối hợp của Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm tăng tỷ lệ người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội qua thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đối tượng triển khai là hơn 3,3 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng .
Quang cảnh hội nghị.

Nghệ An là một trong 14 địa phương hoàn thành kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sớm nhất cả nước

Ngày 19/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) trên địa bàn tỉnh và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Quang cảnh phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 25/10. (Ảnh: DUY LINH)

Chỉ bổ sung ADN, giọng nói vào dữ liệu căn cước khi người dân tự nguyện cung cấp

Dự thảo Luật Căn cước đã chỉnh lý, bổ sung quy định nguyên tắc việc thu thập và bổ sung thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói vào dữ liệu căn cước chỉ được thực hiện trên cơ sở người dân tự nguyện cung cấp hoặc lưu trữ thông tin có sẵn trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự, hành chính.
Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Định danh cơ sở dữ liệu đất đai, minh bạch thị trường bất động sản

Ngày 2/11, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cho biết: Trong Công văn số 7323 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang triển khai Đề án 06 nêu rõ trách nhiệm từng bộ, ngành, địa phương.
Đại tướng Tô Lâm và Đại tướng Phan Văn Giang chứng kiến Lễ ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 của Chính phủ giữa hai bộ.

Phối hợp triển khai Đề án 06 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an

Chiều 13/10, tại Hà Nội, diễn ra Lễ ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, đồng chủ trì lễ ký kết.
Đây là mô hình điểm kiểu mẫu thực hiện Đề án 06 tại Khu chung cư, Khu đô thị thứ hai của thành phố Huế sau Khu chung cư Xuân Phú (phường Xuân Phú).

Khai trương mô hình kiểu mẫu thứ 2 thực hiện Đề án 06 tại thành phố Huế

Ngày 20/8, tại Khu chung cư Nera Garden - khu đô thị Phú Mỹ An, phường An Đông, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) diễn ra Lễ khai trương mô hình kiểu mẫu thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Hà Tĩnh là tỉnh thứ hai toàn quốc hoàn thành cấp căn cước công dân cho người đủ điều kiện.

Dấu ấn công an xã trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Lần đầu tiên trong lịch sử, từ năm 2020 đến nay, những dự án công nghệ thông tin tầm cỡ quốc gia với khối lượng công việc khổng lồ được Bộ Công an triển khai đã về đích đúng và trước hạn. Tại Hà Tĩnh, cùng với các lực lượng khác, công an xã đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng để làm nên thành công trong cuộc cách mạng chuyển đổi số, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao
Các đại biểu dự Hội thảo.

Hội thảo khoa học về pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự và cải cách tư pháp

Chiều 30/6, tại Công an tỉnh Hà Nam, Tiểu ban lý luận về pháp luật về an ninh, trật tự và cải cách tư pháp, Bộ Công an phối hợp Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, tổ chức Hội thảo khoa học “Lý luận pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử; Thực trạng pháp luật về cấp, quản lý căn cước, thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, ứng dụng căn cước điện tử phục vụ chuyển đổi số ở nước ta”.
Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng từ xác thực dữ liệu

Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng từ xác thực dữ liệu

Giá trị mang lại từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân gắn chip là rất to lớn. Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, tính đến tháng 5, có 206,4 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên Cổng dịch vụ công quốc gia; trong đó, có 13,7 triệu hồ sơ trực tuyến. Đã có gần 777 nghìn tài khoản định danh điện tử đăng nhập trên Cổng dịch vụ công quốc gia với gần 2,6 triệu lượt đăng nhập.
Ảnh: Thành Đạt.

Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm

Thời gian qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp Bộ Công an để từng bước kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sắp tới, sẽ tiếp tục xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.
Công an thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% người dân thường trú trên địa bàn.

Cách làm hay của Công an thành phố Tân Uyên

Với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nỗ lực, quyết tâm của lực lượng công an nhằm triển khai thực hiện cao điểm hai dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”, thành phố Tân Uyên là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Dương hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân cho 100% người dân có hộ khẩu thường trú đủ điều kiện trên địa bàn.
Công an tỉnh Thái Bình đẩy nhanh tiến độ phủ sóng căn cước công dân gắn chip và định danh điện tử.

Giá trị lớn về kinh tế, xã hội từ việc cấp căn cước công dân, định danh điện tử

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an các đơn vị địa phương triển khai chiến dịch 90 ngày đêm, thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đúng kế hoạch đề ra.
Buổi làm việc của Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Ninh Bình. (Ảnh: Yến Trinh)

Tổ Công tác Đề án 06 của Chính phủ làm việc tại Ninh Bình

Ngày 5/5, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ và đoàn công tác đã làm việc tại Ninh Bình về việc: Thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; phục vụ công tác xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh.
Hướng dẫn người dân bản Tà Han, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, trồng ngô năng suất cao. (Ảnh: Trần Hải)

Sẽ hình thành 3 hệ thống thông tin về bảo trợ xã hội và giảm nghèo

Dự kiến, Hệ thống thông tin bảo trợ xã hội và giảm nghèo sẽ gồm 3 hệ thống chính. Đó là: Hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến; Hệ thống đăng ký, rà soát thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo và Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội và giảm nghèo.
Nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

Nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến là chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã đưa ra nhiều hành động kịp thời, bắt kịp xu thế hội nhập, phát triển và mang lại nhiều tiện ích cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.