Theo thông báo đăng tải ngày 22/1, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) có trụ sở tại Geneva đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ các chính phủ, công ty thuộc khu vực tư nhân và các nhà tài trợ cá nhân để đáp ứng mục tiêu này.
Tổng Giám đốc IOM, bà Amy Pope nhấn mạnh: “Có bằng chứng rõ ràng cho thấy tình trạng di cư khi được quản lý tốt sẽ đóng góp chính cho sự thịnh vượng và tiến bộ toàn cầu. Chúng ta có thể và phải làm tốt hơn".
Bà Pope - một cựu quan chức cấp cao của Nhà Trắng - đã lên nắm quyền lãnh đạo IOM vào tháng 10/2022, với cam kết hợp tác với khu vực tư nhân để giải quyết các vấn đề di cư.
Theo IOM, số người buộc phải di dời trên toàn cầu đã lên tới 117 triệu người vào cuối năm 2022, bao gồm con số kỷ lục 71 triệu người buộc phải di dời trong chính quốc gia của họ.
Trong báo cáo kèm theo, IOM cho biết, nỗ lực kêu gọi tài trợ này được thực hiện khi số người buộc phải di dời trên toàn cầu đã lên tới 117 triệu người vào cuối năm 2022, bao gồm con số kỷ lục 71 triệu người buộc phải di dời trong chính quốc gia của họ.
Nhập cư bất hợp pháp và tị nạn đã trở thành vấn đề gây tranh cãi ở châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác trong thập kỷ qua, khi ngày càng nhiều người di cư thực hiện các hành trình nguy hiểm qua Địa Trung Hải và đến biên giới Mỹ-Mexico.
Là một phần trong mục tiêu gây quỹ của mình, IOM đang tìm kiếm khoản tài trợ 2,7 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu ngăn chặn việc buộc phải di dời, bao gồm cả trường hợp người dân phải di dời do biến đổi khí hậu.