Indonesia đẩy nhanh đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, tham vọng đạt phát thải bằng 0 vào năm 2050

NDO - Đóng cửa toàn bộ các nhà máy nhiệt điện dùng than ở Indonesia vào năm 2045 sẽ là yếu tố mang tính quyết định để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo Thỏa thuận Paris.
0:00 / 0:00
0:00
Ông Fabby Tumiwa (trên cùng bên trái), bà Vivi Yuliawati (trên cùng bên phải), ông Rida Mulyana (hàng dưới) đang tham gia Talk Show online cùng phóng viên các nước với chủ đề "Mục tiêu tham vọng mới của quá trình chuyển đổi năng lượng của Indonesia để đạt được mục tiêu NZE của Indonesia" tại ISEW 2022.
Ông Fabby Tumiwa (trên cùng bên trái), bà Vivi Yuliawati (trên cùng bên phải), ông Rida Mulyana (hàng dưới) đang tham gia Talk Show online cùng phóng viên các nước với chủ đề "Mục tiêu tham vọng mới của quá trình chuyển đổi năng lượng của Indonesia để đạt được mục tiêu NZE của Indonesia" tại ISEW 2022.

Tuần lễ năng lượng bền vững Indonesia (ISEW) được tổ chức tại Indonesia dựa trên sự hợp tác của Diễn đàn Năng lượng sạch Indonesia (ICEF), Viện Cải cách Dịch vụ Thiết yếu (IESR) và Năng lượng sạch, Giá cả phải chăng, An toàn cho Đông Nam Á (CASE).

Trong bài phát biểu chào mừng tại Tuần lễ Năng lượng Bền vững Indonesia (ISEW) 2022, ông Fabby Tumiwa, Giám đốc Điều hành của Viện Cải cách các Dịch vụ Thiết yếu (IESR) thông tin về việc đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than (CFPP) ở Indonesia sẽ diễn ra vào năm 2045, và đây trở thành một yếu tố quyết định trong việc hoàn thành mục tiêu không phát thải vào năm 2050 theo Thỏa thuận Paris nhằm giảm nhiệt độ tăng trung bình dưới 1,5 độ.

Ông Fabby Tumiwa cho hay: “Theo báo cáo của IESR, vào năm 2030, Indonesia cần kết thúc hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than thêm 9,2 GW và hoạt động của tất cả các đơn vị của IESR vào năm 2045 và tin rằng điều khoản giao nhiệm vụ cho Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản (MEMR) chuẩn bị lộ trình đẩy nhanh thời hạn kết thúc hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than CFPP trong Quy định của Tổng thống số 112/2022 là bước khởi đầu tốt nhất”.

Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn theo mục tiêu của chính phủ, việc phát triển siêu lưới điện được lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo và đồng thời duy trì sự ổn định của điện. Điều này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu điện sang các nước ASEAN khác và được kết nối với siêu lưới điện ASEAN.

Tổng Thư ký MEMR, ông Rida Mulyana

Còn theo Tổng Thư ký MEMR, ông Rida Mulyana: Quy định 112/2022 của Tổng thống sẽ thu hút các khoản đầu tư và ưu đãi cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây là động lực thích hợp để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong bối cảnh giá năng lượng hóa thạch đang ở mức cao. Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng về năng lượng sạch sẽ tăng lên. Chính phủ đã thực hiện các chiến lược để giảm dần hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than CFPP bằng cách đặt ra một hợp đồng thời hạn tối đa là 30 năm.

“Năng lực (CFPP-ed) sẽ tăng lên đến năm 2030 và sau đó quá trình phát triển các nhà máy nhiệt điện than CFPP sẽ kết thúc vào năm 2058”, ông Rida cho biết.

Ông Ria nhấn mạnh để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn theo mục tiêu của chính phủ, việc phát triển siêu lưới điện được lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo và đồng thời duy trì sự ổn định của điện. Điều này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu điện sang các nước ASEAN khác và được kết nối với siêu lưới điện ASEAN.

“Để hỗ trợ và tăng tốc năng lượng tái tạo, Indonesia sẽ cần 1 nghìn tỷ USD vào năm 2060 để tạo ra và truyền tải năng lượng tái tạo. Nhu cầu tài chính sẽ tăng lên theo kế hoạch của Indonesia nhằm thực hiện việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than trong những năm tới”, ông Rida nói.

Nhu cầu tài chính sẽ giảm nếu giá công nghệ năng lượng tái tạo cũng giảm. Bên cạnh đó, việc áp dụng Quy định 112/2022 của Tổng thống, thực hiện chương trình đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, đơn giản hóa quy trình cấp phép cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, đồng hành và xã hội hóa các quy định về năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Indonesia.

Bà Vivi Yuliawati, quyền Thứ trưởng về các vấn đề hàng hải và tài nguyên thiên nhiên cho rằng, để thực hiện chiến lược không phát thải vào năm 2060, điều quan trọng là phải xây dựng chính sách kỹ thuật để giảm bớt quá trình chuyển đổi năng lượng.

Công nghệ năng lượng tái tạo là chưa đủ, chúng ta cần một đội ngũ có năng lực cao để phát triển công suất mạnh mẽ về năng lượng tái tạo.

Bà Vivi Yuliawati, quyền Thứ trưởng về các vấn đề hàng hải và tài nguyên thiên nhiên

Bà hy vọng rằng kết quả thảo luận của Tuần lễ năng lượng bền vững Indonesia ISEW 2022 sẽ là cơ sở cho việc chuẩn bị Kế hoạch Phát triển Quốc gia Trung hạn (RPJMN) 2025-2029 và Kế hoạch Phát triển Dài hạn (RPJP) vào năm 2045 của Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia của Cộng hòa Indonesia (Bappenas) liên quan đến chuyển đổi năng lượng sang giảm thiểu tác động của quá trình chuyển đổi đối với nền kinh tế xã hội Indonesia.

“Công nghệ năng lượng tái tạo là chưa đủ, chúng ta cần một đội ngũ có năng lực cao để phát triển công suất mạnh mẽ về năng lượng tái tạo”, bà Vivi Yuliawati nhấn mạnh thêm.

Việc truyền thông về chuyển đổi năng lượng liên quan đến tất cả các cấp của cộng đồng cũng được khuyến khích trong Tuần lễ năng lượng bền vững Indonesia ISEW 2022.

Giám đốc Chương trình Năng lượng của GIZ ASEAN / Indonesia Lisa Tinschert cho biết: “Tuần lễ năng lượng bền vững Indonesia ISEW được tổ chức để tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận bao gồm các bên liên quan khác nhau, bao gồm cả những bên bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi năng lượng. Hơn nữa, đây là động lực hướng tới hội nghị thượng đỉnh lần thứ 20 hoặc KTT G20 sẽ được tổ chức vào tháng 11, sẽ khiến quá trình chuyển đổi năng lượng trở thành một trong những vấn đề chính của Hội nghị này”.

Sự kiện được tổ chức miễn phí tại website https://www.isew.live.