Cán bộ xã Chí Cà, huyện Xín Mần về thôn Chí Cà Hạ để tuyên truyền, vận động người dân không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Hà Giang nỗ lực giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hà Giang có 90% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, trong đó có nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến những hệ lụy đối với gia đình và xã hội. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã, đang triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi hủ tục này.
Miền núi Quảng Ngãi đổi thay, tệ “cầm đồ thuốc độc” cũng dần được xóa bỏ.

Đẩy lùi tệ nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi

Những năm qua, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống và dân trí người dân ngày càng nâng cao. Qua đó, tệ nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở các huyện miền núi Quảng Ngãi từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Quang cảnh Hội nghị.

Quảng Ngãi quyết liệt đẩy lùi tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi

Sáng 15/5, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 13/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.

Khốn khổ nạn thách cưới

Nhiều tộc người ở Tây Nguyên theo dòng mẫu hệ. Hôn nhân phổ biến ở các buôn làng Tây Nguyên là tục bắt chồng. Ngày nay, cuộc sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, điều kiện về văn hóa tinh thần cũng được nâng lên, nhưng ở một số nơi, hủ tục thách cưới vẫn còn tồn tại đã gây khó khăn cho nhiều gia đình.

Phát huy vai trò người có uy tín ở cơ sở

Tỉnh Quảng Ngãi có hơn 30 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với khoảng 52.920 hộ; 201.600 khẩu, chiếm 14,52% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đóng góp tích cực cho chính quyền địa phương, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nhất là bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nghi lễ cấp sắc 12 đèn của đồng bào dân tộc Dao tại xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh Đăng Anh)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng trong công tác dân tộc

Thực hiện quan điểm của Đảng ta về công tác dân tộc, trong nhiều năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, các địa phương đã ban hành nhiều cơ chế triển khai. Chính vì vậy, công tác dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc, miền núi nói riêng đã có nhiều thay đổi. Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số thu được nhiều kết quả tích cực; văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh trật tự vùng dân tộc ổn định và được giữ vững; trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên; đời sống tín ngưỡng có nhiều thay đổi; bản sắc văn hóa truyền thống tiếp tục là nguồn lực quan trọng trong đời sống của người dân tộc thiểu số.
Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, ký cam kết xóa bỏ hủ tục với các thôn bản.

Hà Giang xóa bỏ hủ tục trong cộng đồng các dân tộc thiểu số

Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc, mỗi dân tộc có nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhưng cũng còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu cần xóa bỏ. Ðầu năm 2022, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27 về "Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh" với mục tiêu đến năm 2030 xóa bỏ hoàn toàn các tập quán, phong tục lạc hậu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.