

#Hội đồng bảo an
Có 25 kết quả
Ngày 21/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã loại bỏ 2 lãnh đạo Bộ Giáo dục Afghanistan ra khỏi danh sách miễn trừng phạt và 2 nhân vật này không còn được phép đi nước ngoài tham gia các cuộc hòa đàm.
Hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ hoan nghênh tuyên bố ngày 6/5 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó cơ quan này đã “có tiếng nói chung về hòa bình ở Ukraine”.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin quân sự của nước này cho biết, sáng 4/5, Triều Tiên đã phóng 1 vật thể dường như là tên lửa đạn đạo từ sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng, hướng ra vùng biển phía đông của nước này.
Ngày 26/4, 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm yêu cầu 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an phải giải trình khi họ sử dụng tới quyền phủ quyết đầy quyền lực để cản trở các quyết định của Hội đồng Bảo an.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các thành viên NATO, các ngoại trưởng G7 đã tổ chức các cuộc họp khẩn trong ngày 4/3 để bàn về những diễn biến mới nhất tại Ukraine cũng như cách hỗ trợ quốc gia Đông Âu này.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến triệu tập 1 cuộc họp vào chiều 27/2 (theo giờ địa phương) để biểu quyết về 1 nghị quyết kêu gọi tiến hành phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về hành động quân sự của Nga ở Ukraine.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhấn mạnh sự cần thiết của việc viện trợ nhân đạo cho tất cả người dân có nhu cầu, cũng như bảo vệ, an toàn và an ninh đầy đủ cho đội ngũ hỗ trợ nhân đạo và y tế.
Tại buổi họp báo quốc tế chiều 17/1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021 với những đóng góp nổi bật, thực chất, mang đậm dấu ấn Việt Nam.
Chủ đề “Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững” phản ánh rõ mục tiêu và cam kết của Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 về thúc đẩy hợp tác đa phương, tăng cường hiệu quả phương thức giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý nhấn mạnh, với sự hợp tác và phối hợp của đồng nghiệp các nước tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ này.
Việt Nam đã khép lại nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an với nhiều dư âm đánh giá tích cực, đồng điệu với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về một thế giới hòa bình bền vững, không có chiến tranh, xung đột; không còn đói nghèo, bất bình đẳng.
Ngày 22/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cứu trợ nhân đạo cho Afghanistan.
Ngày 5/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt giao tranh ở Ethiopia, tiến tới đàm phán về một lệnh ngừng bắn lâu dài, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về leo thang đụng độ quân sự tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này.
Nghị quyết 2601 được thông qua với mục đích tăng cường bảo vệ trường học, học sinh và giáo viên ở những nơi có xung đột, được 99 nước đồng bảo trợ, trong đó có Việt Nam.
Với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”, Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức trực tuyến tối 28/10. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên thảo luận, theo lời mời của Tổng thống Kenya, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 10/2021.
Quyền Ngoại trưởng của chính phủ lâm thời mới thành lập tại Afghanistan, ông Amir Khan Muttaqi khẳng định, quốc gia Tây Nam Á này muốn có quan hệ hữu nghị với cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả các nước láng giềng và trong khu vực.
Ấn Độ bắt đầu đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và sẽ tổ chức các cuộc thảo luận về lĩnh vực an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình và chống khủng bố trong tháng 8/2021. Ấn Độ tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ từ Pháp.
Phát biểu tại phiên họp ngày 8/7 của Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên hợp quốc (LHQ) về tình hình khu vực Tây Phi và Sahel, đại diện Phái đoàn trường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của LHQ, Văn phòng LHQ tại Tây Phi và Sahel (UNOWAS), các tổ chức khu vực và Lực lượng G5 Sahel đóng góp vào hòa bình, an ninh, phát triển và thúc đẩy tiến trình chính trị tại khu vực.
Tại cuộc họp sơ kết sáu tháng đầu năm 2021 của Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ), diễn ra ngày 1/7, đại diện các cơ quan cùng nhận định, trên cơ sở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và có hiệu quả của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Việt Nam phát huy hiệu quả vai trò, chủ động, tích cực tham gia đóng góp thực chất vào công việc của HĐBA và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 18-5 đã họp trực tuyến về tình hình chống khủng bố tại khu vực Sahel ở châu Phi (còn được gọi G5 Sahel) và tiếp tục thảo luận về tình hình Trung Đông trước những căng thẳng tiếp diễn giữa Israel và Palestine.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 9-9 đã họp trực tuyến, nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 2532 về đại dịch Covid-19, với sự tham gia và báo cáo của các Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị-an ninh, gìn giữ hoà bình và hỗ trợ nhân đạo của LHQ. Tại cuộc họp, Việt Nam đã kêu gọi bảo vệ người dân tại các quốc gia có xung đột đồng thời có dịch Covid-19.
Tối 19-8, theo giờ Hà Nội, diễn ra Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ năm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự phiên khai mạc của hội nghị và tham gia phát biểu ý kiến thảo luận về chủ đề “Thúc đẩy hành động của nghị viện: Trường hợp khẩn cấp về biến đổi khí hậu”.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 14-8 đã không thông qua nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn lệnh cấm vận vũ khí hiện tại đối với Iran.