Ngày 11/11, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan, thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới.
Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
Dưới tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng hiệu ứng nhà kính, dự kiến chỉ tới năm 2100, 80% sông băng trên dãy Alps huyền thoại sẽ biến mất.
Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.
Theo Cơ sở dữ liệu Sự kiện khẩn cấp (EM-DAT), với hơn 250 người thiệt mạng, 2023 trở thành năm mà cháy rừng gây thương vong nhiều nhất tính từ đầu thế kỷ 21.
Hội nghị tham vấn hằng năm của Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, từ ngày 5 đến 15/6, tập trung cao độ bàn thảo về các biện pháp thực chất, cụ thể nhằm kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, những nỗ lực bảo vệ khí hậu và Trái đất hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (G.Tru-đô) vừa có chuyến thị sát tại tỉnh Alberta để chỉ đạo công tác đối phó cháy rừng nghiêm trọng những ngày qua, trong bối cảnh các đám cháy rừng lan rộng ngày càng tác động xấu đến chất lượng không khí, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu.
EP đã thông qua thỏa thuận đạt được với các nhà đàm phán của các thành viên EU vào năm ngoái, nhằm cải cách thị trường carbon để lượng khí thải vào năm 2030 giảm 62% so với mức của năm 2005.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố quyết tâm tìm ra đối sách trước những thách thức từ chiến lược trợ cấp công nghệ xanh của Mỹ. Tuyên bố này phản ánh nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm bảo vệ lợi ích cũng như các mục tiêu liên quan vấn đề năng lượng sạch và tránh một “cuộc đua trợ cấp” với Mỹ trong lĩnh vực này.
Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua kế hoạch bán đấu giá sớm tín chỉ carbon. Là công cụ chính sách quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thị trường carbon được kỳ vọng sẽ tiếp tục giúp EU huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường.
Ngày 24/1, nhà chức trách Mexico thông báo dự án xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời cung cấp cho chợ đầu mối Central de Abasto tại thủ đô Mexico City sẽ được khởi công vào đầu tháng 2/2023.
Theo một thỏa thuận chính trị đạt được ngày 14/12, Liên minh châu Âu (EU) sẽ huy động thêm 20 tỷ euro (khoảng 21 tỷ USD) từ thị trường carbon để giúp tài trợ cho kế hoạch sớm chấm dứt sự phụ thuộc của khối này vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí là những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe con người. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cảnh báo, cuộc sống của hàng trăm triệu người sẽ bị ảnh hưởng, nếu cộng đồng quốc tế không ngay lập tức hành động để ngăn chặn.
Phản ứng về thỏa thuận cuối cùng vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, Hội nghị đã chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Một bức ảnh gây xúc động mạnh với những chiếc váy của bé gái treo trên các cây thánh giá gần Kamloops tại Canada, nơi năm 2021 đã phát hiện các phần thi thể của 215 em nhỏ, đã được trao Giải Ảnh của Năm trong khuôn khổ Giải Ảnh báo chí thế giới (World Press Photo) năm 2022.
Báo cáo của EU-C3S khẳng định rằng, 7 năm gần đây nhất là những năm nóng kỷ lục. Mức độ khí thải CO2 trong năm 2021 đã tăng lên mức kỷ lục 414,3 ppm, tăng khoảng 2,4 ppm so năm trước đó.
Một nghiên cứu mới cho thấy lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã giảm trong quý 3/2021, lần đầu tiên kể từ khi nước này chuyển sang giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Trước thềm Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) khai mạc, New Zealand đã cam kết cắt giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mình vào năm 2030.
Theo dự báo, đến năm 2030, các quốc gia đang phát triển cần tới 300 tỷ USD để thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên mức tài trợ hiện tại vẫn chưa đủ 25% số tiền này.
Mật độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới trong năm ngoái và nhiều khả năng xu hướng tăng này sẽ tiếp tục trong năm 2021. Đây là kết luận được đưa ra trong báo cáo về khí hậu do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố ngày 25/10.
Các nước G7 cam kết giảm gần một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 so với năm 2010 và ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học; chi hàng trăm tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các nước thu nhập thấp...