Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực đã giúp doanh nghiệp được giảm thuế, nâng sức cạnh tranh khi xuất khẩu. Song, vẫn còn nhiều rào cản ảnh hưởng đến việc tận dụng các FTA này.
Đánh giá cao tiềm năng của các thị trường CPTPP, đặc biệt là châu Mỹ, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường kết nối với các thị trường này, nhất là khi lợi thế từ các quy định CPTPP đối với các thị trường ở châu Mỹ vẫn chưa được khai thác hết.
Sáng 8/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày tóm tắt Tờ trình về việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Canada thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam và Canada là thành viên có hiệu lực, trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có nhiều bước tăng trưởng tích cực.
Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam (từ ngày 14/1/2019), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam là một trong những lĩnh vực thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên.
Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Những năm qua, kinh tế thế giới và Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều biến động chưa từng có từ dịch Covid-19, đứt gãy các chuỗi cung ứng, đến xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng hay lạm phát lan rộng khắp toàn cầu,… Trong bối cảnh đó, số liệu thống kê vĩ mô cho thấy, các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới đã góp một phần quan trọng làm giảm nhẹ tác động bất lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, đóng góp quan trọng cho bảo đảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm phát huy tài sản trí tuệ thành nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao đáng kể mức độ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như CPTPP và EVFTA.
Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan ngày 20/9 thông báo, nước này đang tiến hành đánh giá lại những ưu và nhược điểm của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau khi Trung Quốc chính thức xin gia nhập khối thương mại này hôm 16/9.
Tiến trình tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của nước Anh đang “thuận buồm xuôi gió” khi nhận được sự ủng hộ tích cực của các đối tác và Hội đồng CPTPP đã lên kế hoạch thảo luận về đơn xin gia nhập của Luân Đôn.
Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang châu Mỹ, thông qua Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như lợi thế từ mối liên kết giữa khối các nước thành viên hiệp định với nhau.