Kể từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), đến nay, ghép tạng ở Việt Nam đã trở thành kỹ thuật thường quy, trình độ kỹ thuật đã bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, nguồn mô, tạng hiến ở nước ta, đặc biệt là từ người hiến sau chết não, còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ghép mô, ghép tạng ngày càng gia tăng của người bệnh trên cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người được tổ chức hôm 19/5, đến nay đã có nhiều địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như đăng ký hiến mô, tạng. Để thay đổi nhận thức và hành vi thì cần có thời gian, song, sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, địa phương, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể đang giúp lan tỏa thông điệp đầy tính nhân văn "cho đi là còn mãi".
Việc ký kết sẽ tạo một khung pháp lý mạnh, tạo phong trào tình nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng tích cực. Phong trào chắc chắn dễ triển khai hơn khi mỗi cán bộ y tế ở mọi miền Tổ quốc đều áp dụng chuyển đổi số để hưởng ứng.
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế sẽ tiết kiệm được 76 tỷ đồng từ việc giảm chi phí điều trị cho trẻ sinh non, có nhiều nguy cơ về sức khỏe nếu trẻ được thanh toán tiền sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, giá thành sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng vẫn đang ở mức cao, trong khi chưa được bảo hiểm y tế chi trả.
Tại lễ phát động "Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi: Người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.
Sáng 19/5, tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi"; cùng các đại biểu đăng ký hiến mô tạng. Với mong muốn nhiều người đăng ký hiến mô tạng hơn, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức lễ phát động.
Trong 2 ngày 24 và 25/4, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp Khoa Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện với tinh thần “Hiến giọt máu đào-Trao đời sự sống”.
Thay vì thường xuyên thay đổi kiểu tóc hoặc bỏ đi những đoạn tóc, nhiều người lại chịu khó chăm chút, nuôi dưỡng để đủ điều kiện hiến tặng tóc cho những bệnh nhân ung thư. Món quà đặc biệt này giúp những người bệnh có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.
Tại Việt Nam đã có nhiều cơ sở y tế thực hiện được kỹ thuật ghép tạng, kể cả những kỹ thuật rất khó như ghép tim, gan, phổi... Tuy vậy, trong khi nhu cầu thì lớn mà nguồn tạng để ghép vẫn rất hạn chế, hiện tại hơn 90% số tạng để ghép hiện nay là từ người cho sống.
Chiều 11/12, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức lễ truy tặng kỷ niệm chương cho "Vì sức khỏe nhân dân" cho bà Nguyễn Thị Hồng Hải và ông Đào Đức Lợi đã hiến tặng toàn bộ mô, tạng sau khi qua đời do chết não.
Nếu như, năm 2007 mới chỉ có chín người hiến tặng giác mạc thì đến năm 2019, số người qua đời được gia đình đồng ý hiến giác mạc đã tăng lên 167 người.
Năm người khỏi bệnh Covid-19 đã tình nguyện hiến huyết tương để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng. Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm, sàng lọc kỹ lưỡng, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.