Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu. (Ảnh LÊ NGUYỄN)

Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.
Đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam) biểu diễn điệu múa truyền thống tại sân sinh hoạt cộng đồng của làng. (Ảnh THÀNH NAM)

Đầu tư nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa

Để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, vai trò của các thiết chế văn hóa, đang ngày càng trở nên hết sức quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày một tốt hơn. Thực tiễn cho thấy việc đầu tư các nguồn lực để phát triển các thiết chế văn hóa đang là một yêu cầu cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. (Ảnh VĂN LINH)

Chung tay chăm sóc sức khỏe người dân

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, những năm qua, Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) tham mưu cho lãnh đạo hai bộ Quốc phòng và Y tế tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên cả nước. Chương trình kết hợp quân-dân y đã phát huy hiệu quả tại các khu vực điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.