Các đại biểu tại Hội thảo khoa học “30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam”.

Công ước Luật biển 1982 ngày càng phát huy giá trị trong thực thi chủ quyền

Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cùng Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam”.
Toàn cảnh họp báo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 lan tỏa thông điệp “Vì biển xanh ngày mai”

“Hành động hôm nay vì biển xanh ngày mai” là thông điệp của cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 26 đến 31/12. Bên cạnh việc tôn vinh vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ Việt Nam, cuộc thi nhằm khơi dậy tình yêu và sự đồng lòng bảo vệ môi trường biển, đảo quê hương.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng các đại biểu và người dân địa phương tham gia vệ sinh, dọn sạch rác tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.

Quảng Trị kêu gọi bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những hành động thiết thực

Ngày 3/6, tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 và phát động Xây dựng mô hình Hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2024-2030.
Rác trên Vịnh Hạ Long thường xuyên được thu gom, xử lý.

Triển khai đợt cao điểm thu gom, xử lý rác trôi nổi trên Vịnh Hạ Long

Từ ngày 26/3 đến 20/4, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức đợt cao điểm ra quân tổng dọn, thu gom, xử lý rác thải trôi nổi trên Vịnh Hạ Long. Đây là một trong nhiều hoạt động, giải pháp quyết liệt mà thành phố Hạ Long sẽ triển khai để bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới từng 3 lần được UNESCO vinh danh.
Đoàn viên, thanh niên và Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh ra quân "Chiến dịch Hãy làm sạch biển năm 2023". (Ảnh THÀNH NAM)

Chung tay bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Việt Nam là quốc gia biển, có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, cùng với phát triển kinh tế, sự gia tăng các ngành du lịch dịch vụ biển, khai thác khoáng sản và dầu khí, khai thác và nuôi trồng thủy sản, nhất là việc tập trung dân cư cũng như quá trình đô thị hóa nhanh tại các vùng ven biển đã, đang tạo nhiều áp lực đến môi trường biển, hải đảo ở nước ta hiện nay.
Bảo vệ môi trường biển

Bảo vệ môi trường biển

Hình ảnh những chú hải cẩu, rùa biển bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân khiến cổ, mai, chân bị lưới đánh cá siết chặt đến mức trầy da tróc thịt; hoặc không ít sinh vật biển bị chết, trong bụng đầy những rác thải nhựa, cao-su... không thể tiêu hóa đã trở thành nỗi ám ảnh về môi trường biển hiện nay.

Một tàu hàng có tải trọng lớn chờ đến lượt được cập cảng để lấy hàng. (Ảnh: TTXVN)

Tăng cường hợp tác trong bảo vệ môi trường biển

Trong hai ngày 16 và 17/11, Diễn đàn biển ASEAN (AMF) lần thứ 11 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 9 đã được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của Brunei, nước Chủ tịch ASEAN năm 2021. Diễn đàn có sự tham dự của đại diện các nước ASEAN và đối tác, cùng nhiều chuyên gia, học giả uy tín khu vực và quốc tế.