Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt đứng thứ 2 và thứ 5. Giám đốc ECA khu vực châu Á Mark Harrison nêu rõ, với cơ sở vật chất và hạ tầng tốt, tỷ lệ tội phạm thấp và ít xảy ra những căng thẳng chính trị-xã hội, Singapore vẫn là địa điểm rất hấp dẫn với người nước ngoài. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Singapore và các địa điểm khác đã được rút ngắn.
Bảng xếp hạng thành phố đáng sống do ECA công bố hằng năm đánh giá khách quan chất lượng cuộc sống tổng thể của người nước ngoài tại hơn 500 địa điểm trên thế giới. Bảng xếp hạng này được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố về chất lượng sống, trong đó có dịch vụ y tế, nhà ở, tiện ích, mạng xã hội, giải trí, cơ sở hạ tầng, khí hậu, an toàn cá nhân, môi trường chính trị-xã hội và chất lượng không khí.
Tại khu vực Đông Nam Á, việc có nhiều cải thiện trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ y tế và cơ sở giải trí giúp nhiều thành phố trở nên hấp dẫn hơn với người nước ngoài. Theo đó, Thủ đô Hà Nội của Việt Nam tăng 16 bậc từ vị trí 160 năm 2023 lên vị trí 144, thủ đô Jakarta (Indonesia) tăng 17 bậc so với 10 năm trước lên vị trí 196, thủ đô Phnom Penh (Campuchia) tăng 16 bậc lên vị trí 184.
Các thành phố của Trung Quốc có những bước tiến vượt bậc trong bảng xếp hạng 10 năm qua, cho dù đã mất đi một số động lực do đại dịch Covid-19. Một số vấn đề tiếp tục là thách thức đối với người nước ngoài, trong đó có mức độ ô nhiễm cao, cơ sở chăm sóc sức khỏe, song những cải thiện trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng giao thông và trường học quốc tế là lý do khiến các thành phố tăng bậc. Cụ thể, Thâm Quyến xếp thứ 137, tăng 15 bậc so với 10 năm trước, Tây An đứng thứ 163, tăng 13 bậc, Hong Kong (Trung Quốc) xếp thứ 77, tăng 15 bậc so với năm 2023.