Trong đó, danh nhân Đào Hinh - tức Đặng Thiết Hán, nguyên Ủy viên Ban Giám sát, nay là Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ gắn biển, ông Đào Đoàn Thế Hùng, con trai út của danh nhân Đào Hinh cảm động cho biết: Đây thật sự là niềm xúc động, vinh dự, tự hào không chỉ riêng của các gia đình mà còn của cả quê hương, dòng tộc và cũng là nguồn động lực to lớn để chúng tôi tiếp bước các thế hệ đi trước, đồng thời giáo dục cho các thế hệ con cháu tấm gương về sự mẫu mực, sự cống hiến, hy sinh cao cả của cha ông cho mục tiêu độc lập dân tộc, thái bình, hạnh phúc của đất nước ta ngày hôm nay.
Tham dự lễ gắn biển tên phố Đào Hinh, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải chia sẻ, danh nhân Đào Hinh (Đặng Thiết Hán) Ủy viên Ban Giám sát, nay là Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tên một con phố ở quận Long Biên là niềm tự hào rất lớn lao đối với gia đình và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đồng thời, ông cho biết, danh nhân Đào Hinh là trí thức yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, hoạt động ở cả hai miền đất nước trước năm 1945, giữ vững khí tiết người cộng sản trong lao tù Côn Đảo.
Đặc biệt, 13 năm tôi rèn trong phong trào công nhân nhà máy rượu, nhà máy Aviat Hà Nội, là Bí thư công nhân cứu quốc khu miền nam Hà Nội, được Đại hội công đoàn lần thứ nhất (1950) bầu chọn là Ủy viên Ban Giám sát Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ông được truy tặng nhiều huân chương cao quý của Đảng, Nhà nước.
Ông Đào Hinh (thứ hai từ phải sang) cùng các đồng chí lãnh đạo thời kỳ đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. |
Đồng chí Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Phố được mang tên danh nhân Đào Hinh đúng vào dịp Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII công đoàn Việt Nam càng có thêm nhiều ý nghĩa. Sự kiện này góp phần làm sáng rõ hơn bản sắc của tổ chức Công đoàn Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, luôn đồng hành với khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, hạnh phúc của dân tộc; là minh chứng thực tiễn về công tác công đoàn để những ai yêu quý, gắn bó, cống hiến nổi bật cũng được xã hội ghi nhận.
Danh nhân Đào Hinh (1894-1955) là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người con của quê hương Cự Khối (quận Long Biên, Hà Nội) kiên cường, bất khuất...
Ngày 20/6/1946, danh nhân Đào Hinh tham dự Hội nghị cán bộ Công đoàn. Tại hội nghị đã quyết định đổi tên “Hội Công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn”. Tại hội nghị trên, danh nhân Đào Hinh mang bí danh “Đặng Thiết Hán”.
Ngày 20/7/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức ra mắt, danh nhân Đào Hinh - tức Đặng Thiết Hán - được bầu vào Ban Thường vụ của Ban Chấp hành lâm thời Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trực tiếp phụ trách công tác Tuyên huấn và là Bí thư Đảng cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tiếp đó, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất khai mạc vào sáng 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Về dự Đại hội có hơn 200 đại biểu thay mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động cả nước. Tại Đại hội, danh nhân Đào Hinh (Đặng Thiết Hán) được bầu vào Ban Giám sát Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…