Kết thúc phiên giao dịch 26/7, giá hai mặt hàng cà-phê đồng loạt giảm. Trong đó, giá cà-phê Arabica giảm 2,16% về mức 4,946 USD/tấn, giá cà-phê Robusta giảm 1,41% về 4,059 USD/tấn.
Trong tuần giao dịch 10-16/6, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá, trong đó nhiều mặt hàng ghi nhận mức biến động mạnh. Nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đặc biệt thu hút sự chú ý.
Thị trường cà-phê nối dài đà suy yếu từ cuối tuần trước. Đóng cửa, cà-phê Arabica hợp đồng tháng 9 giảm 1,29%, cà-phê Robusta cùng kỳ hạn đánh mất 1,11% giá trị. Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà-phê sụt giảm trong ngày hôm qua chủ yếu do lực bán từ Brazil, thay vì các yếu tố cung cầu.
Ngày 19/3, giá đường 11 giảm mạnh 2,35% nhờ số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil. Lượng đường xuất khẩu từ quốc gia Nam Mỹ này có thể sẽ tăng hơn 1 triệu tấn trong năm nay lên 9,5 triệu tấn.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua (27/2), giá bông tăng kịch trần 4%, đẩy giá lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Lực mua đầu cơ tăng lên và tồn kho bông thấp kỷ lục đã tạo hỗ trợ kép lên giá.
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch 20/2, giá Arabica đánh mất 0,24% và giá Robusta quay đầu giảm gần 1%, sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó. Số liệu xuất khẩu tích cực từ quốc gia cung ứng cà-phê lớn nhất thế giới, kết hợp với sự hồi phục của dữ liệu tồn kho đã tạo áp lực kép lên giá cà-phê.
Sau 4 phiên giảm liên tiếp, giá cà-phê Robusta hợp đồng tháng 5 quay đầu tăng 0,91% trong phiên hôm qua. Tồn kho giảm làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung cục bộ, hỗ trợ giá tăng trở lại.
Khép lại ngày hôm qua (16/1), giá cà-phê Robusta xác lập mức cao nhất trong 28 năm khi tính theo mã hợp đồng tháng 1 và chạm đỉnh của 16 năm khi tăng hơn 6%, tính theo mã hợp đồng tháng 3. Lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn do căng thẳng tại biển Đỏ tiếp tục thúc đẩy giá thiết lập kỷ lục mới.
Khép lại phiên giao dịch 19/12, giá cà-phê Robusta tăng 4,86%, lên mức cao nhất trong 28 năm, giá Arabica cũng chạm mức đỉnh trong 8 tháng với lực tăng 5,91% trong phiên hôm qua. Đồng USD yếu đi thúc đẩy lực mua của giới đầu cơ bên cạnh các thông tin lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Sáng 13/12, giá cà-phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ dao động trong khoảng 63.000-63.800 đồng/kg, tăng mạnh so ngày hôm qua. Thị trường trong nước ghi nhận mức tăng hơn 3.000 đồng/kg trong 2 phiên đầu tuần.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, năng lượng là nhóm hàng duy nhất có chỉ số MXV-Index tăng trong ngày giao dịch đầu tuần (11/12).
Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt đường đồng loạt khởi sắc. Cụ thể, giá đường 11 tăng 1,4% và giá đường trắng cao hơn 1,33% so mức tham chiếu. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, việc giá dầu thô tăng mạnh đã kéo theo giá đường đi lên.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt ngày hôm qua (8/11), mặc dù sắc xanh áp đảo trên bảng giá ba nhóm hàng hóa nguyên liệu nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại nhưng mức sụt giảm mạnh của các mặt hàng năng lượng đã kéo chỉ số MXV-Index tiếp tục suy yếu 0,46% xuống 2.189 điểm.
Thị trường cà phê là điểm sáng đáng chú ý trong tuần giao dịch 9-15/10. Trong đó, giá Arabica bật tăng mạnh hơn 6%, trong khi giá Robusta phục hồi 0,18% so với tham chiếu.
Sáng 11/10, giá cà-phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ hồi phục nhẹ 100 đồng/kg, kết thúc chuỗi giảm sâu 7 ngày liên tiếp. Theo đó, cà-phê trong nước được thu mua quanh mức 63.300-63.900 đồng/kg. Hiện giá cà-phê nội địa vẫn thấp hơn gần 3.000 đồng/kg so cuối tháng 9.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch 12/9, sắc đỏ trở lại và chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên, mặt hàng đường là điểm sáng khi tiếp tục đón nhận lực mua tích cực.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua, ngày 28/8. Lực bán có phần chiếm ưu thế, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đóng cửa tăng 0,12% lên 2.282 điểm, nối dài đà tăng sang ngày thứ tư liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn sở đạt trên 5.700 tỷ đồng.
Tuần giao dịch vừa qua (21-25/8), ở nhóm nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt hàng đường đồng loạt tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 4,5% của đường 11 và 3,26% của đường trắng, giá bông cũng ghi nhận mức tăng hơn 4%. Giá hai mặt hàng cà phê cũng ghi nhận sự khởi sắc với mức tăng lần lượt 2,1% của Arabica và 3,13% của Robusta.
Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hồi phục trong những tháng còn lại của năm 2023. Những nỗ lực từ phía Nhà nước, bản thân doanh nghiệp, cùng nhu cầu gia tăng trong thời điểm các dịp lễ lớn diễn ra sẽ là giá đỡ giúp ngành công nghiệp xuất khẩu tỷ USD này quay lại đường đua quốc tế.
Tuần qua, giá bông là điểm sáng với mức tăng 4,27% so với tham chiếu, dẫn đầu đà tăng của nhóm nguyên liệu công nghiệp trong tuần qua. Mức tăng chủ yếu được hỗ trợ bởi phiên cuối tuần với dự đoán sản lượng bông niên vụ 2023/24 sẽ thu hẹp tại Mỹ.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, mặc dù diễn biến phân hóa khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua; tuy nhiên lực mua có phần chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index nối dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp, với mức tăng 0,58% lên 2.350 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng hơn 8% so ngày trước đó, đạt 3.854 tỷ đồng.
Kết thúc tuần giao dịch 17/7-23/7, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá nguyên liệu công nghiệp. Giá cà-phê Robusta tăng hơn 2% trong tuần vừa qua, bên cạnh đó, tồn kho Robusta ở mức thấp cũng đang là lo ngại của thị trường.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua ổn định trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng 0,72%, đóng cửa hôm qua ở mức 2.214 điểm, nối dài đà phục hồi sang ngày thứ 3 liên tiếp.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực bán có phần chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index quay đầu suy yếu nhẹ 0,19% xuống 2.276 điểm, kết thúc chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước đó. Đáng chú ý, dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay trở lại thị trường, thể hiện qua mức tăng vọt hơn 30% của giá trị giao dịch toàn Sở, đạt gần 4.700 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/11, các mặt hàng được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) ghi nhận diễn biến có phần trái chiều. Tuy nhiên, đà suy yếu khá mạnh của nhiều mặt hàng vẫn khiến chỉ số MXV-Index nối dài đà giảm sang ngày thứ 5 liên tiếp, với mức giảm 0,42% xuống còn 2.433,15 điểm.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đối với hàng hóa nguyên liệu thế giới đã giúp chỉ số MXV- Index có phiên tăng thứ 2 liên tiếp, lên mức 2.451 điểm, cao hơn 0,93% so với ngày trước đó.